Danh mục

Thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng cuộc vận động 'Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị'

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài hướng đến tìm hiểu thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “NĂM THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ” Mai Mỹ Hạnh Nguyễn Văn Hiến Ngô Thị Mỹ Duyên Sinh viên năm 2, Khoa TLGD GVHD: ThS. Lý Minh Tiên 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng cuộc sống văn minh đô thị là một vấn đề bức thiết hiện nay. Nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng của sống của người dân, kích thích kinh tế phát triển…Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung với khoảng 8 triệu dân. Trong tiến trình hội nhập với thế giới thì việc xây dựng những tiêu chuẩn của một thành phố văn minh, trong đó ý thức của từng công dân là rất quan trọng. Sinh viên là một trong những lực lượng thanh niên nòng cốt sẽ góp phần vào sự thành công của cuộc vận động. Nếu đánh giá được thái độ của sinh viên trong cuộc vận động này ta sẽ có những giải pháp phù hợp để tiến hành vận động trong môi trường đại học tốt hơn. Cuộc vận động vì nếp sống văn minh đô thị của thành phố đã được diễn ra trong một năm, song kết quả được đánh giá chỉ là mới bước đầu. Trong môi trường đại học còn nhiều câu hỏi đặt ra như: Sự tham gia cuộc vận động này của sinh viên như thế nào? Thái độ tích cực đến đâu? Kết quả từng mặt của cuộc vận động ra sao? 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục đích Đề tài hướng đến tìm hiểu thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”. Cụ thể như sau: - Đánh giá thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh trong cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”. 172 Năm học 2008 – 2009 - Đối chiếu để tìm hiểu sự khác biệt về thái độ giữa sinh viên của 5 trường, giữa nam và nữ, giữa các khối sinh viên theo năm học. - Kiến nghị giải pháp góp phần vào hiệu quả của cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” trong trường đại học. 2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể: Sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh Mẫu gồm 500 sinh viên được chọn từ các trường : Đại học Sư Phạm, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Trong đó, theo giới tính có 203 nam (chiếm tỉ lệ 40.6%), 297 nữ (59.4%). Theo năm học có 21 sinh viên năm 1 (4.2%), 236 sinh viên năm 2 (47.2%), 128 sinh viên năm 3 (25.6%), 115 sinh viên năm 4 (23%). 1.1.2. Đối tượng: - Thái độ của sinh viên 5 trường đại học trên. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và những hạn chế về năng lực của nhóm, đề tài được giới hạn: Chỉ tiến hành nghiên cứu trên sinh viên của 5 trường đại học (ĐH Sư Phạm Tp.HCM, ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa). Nội dung cuộc vận động này được triển khai trên nhiều mặt nhưng chúng tôi chỉ chọn 3 lĩnh vực gần gũi với sinh viên. Đó là: A. Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; B. Bảo vệ môi trường; C. Văn hóa giao tiếp ứng xử. Chỉ tìm hiểu về thái độ hưởng ứng cuộc vận động của sinh viên, so sánh thái độ hưởng ứng của sinh viên giữa các trường, giữa nam và nữ, giữa sinh viên các khối… 2.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính là dùng một thang đo thái độ để tìm hiểu thái độ của sinh viên. Thang thái độ được xây dựng gồm 30 câu chia ra 3 phần. Mỗi phần có 10 nội dung phát biểu tích cực và tiêu cực xen kẽ nhau. - Phần A: Các phát biểu về tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. 173 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Phần B: Các phát biểu về tham gia bảo vệ môi trường. - Phần C: Các phát biểu về giao tiếp ứng xử. Cách cho điểm: Mỗi phát biểu tích cực có 5 mức điểm theo thứ tự từ: 1 = hoàn toàn không đồng ý  5 = hoàn toàn đồng ý. Những câu nội dung tiêu cực sẽ có điểm hoán đổi đối xứng. Kết quả tính hệ số tin cậy của thang thái độ bằng SPSS cho thấy hệ số Alpha – Cronbach là 0.832. Trị số này cho biết độ tin cậy thang đo là khá tốt. Các phương pháp hỗ trợ: phỏng vấn, phương pháp toán thống kê. 3. Kết quả nghiên cứu. Các tổng điểm và điểm trung bình được sử dụng để mô tả thái độ tích cực của sinh viên. Mỗi sinh viên có 3 tổng điểm cho từng phần và 1 tổng điểm chung. Theo cách cho điểm như nêu trên, ở từng phần tổng điểm thấp nhất = 10, ca ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: