Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 282.79 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể vai trò giám sát của Quốc hội. Nhưng theo các đạo luật và quy chế của hai Viện, hoạt động giám sát (HĐGS) của Quốc hội Mỹ được thực hiện qua các hình thức chủ yếu như điều trần và điều tra, thực hiện phủ quyết lập pháp, tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp, thành lập các cơ quan Tổng Thanh tra, thông qua ngân sách, luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp, hoạt động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam c Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam 1. Hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể vai trò giám sát của Quốc hội. Nhưng theo các đạo luật và quy chế của hai Viện, hoạt động giám sát (HĐGS) của Quốc hội Mỹ được thực hiện qua các hình thức chủ yếu như điều trần và điều tra, thực hiện phủ quyết lập pháp, tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp, thành lập các cơ quan Tổng Thanh tra, thông qua ngân sách, luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp, hoạt động kiểm soát không chính thức của các ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra, một số HĐGS của Quốc hội mang tính gián tiếp, tạm thời và khó nhận thức1[1]. Tổ chức điều trần và điều tra: Với mục đích làm sáng tỏ sự cần thiết của một dự luật và tăng cường khả năng của Quốc hội trong giám sát hành pháp, các cuộc điều trần và điều tra được tiến hành thông qua việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến khả năng điều chỉnh của dự luật cũng như thực tiễn điều hành của hành pháp. Thông tin về các cuộc điều trần và điều tra có thể được thông báo cho công chúng nhằm “tạo ra một diễn đàn để mọi người thấy rõ tất cả các hành vi của chính quyền... Nó cho phép một người dân bình thường có thể thấy được sự thật phơi bày trước ánh sáng”2[2]. Các cuộc điều trần và điều tra là những công cụ cực kỳ hữu hiệu buộc chính quyền phải có trách nhiệm với người dân hơn. Chúng có thể cho ra đời những bộ luật mới, hay những quy định không thành văn làm thay đổi các hoạt động hành chính quan liêu. Thực hiện phủ quyết lập pháp: Việc hoạch định chính sách là quyền cơ bản mà Quốc hội đã trao cho hành pháp xuất phát từ ưu thế khách quan của ngành này. Tuy nhiên, các hành động chính sách của hành pháp bị ràng buộc bởi quyền phủ quyết của Quốc hội, còn gọi là quyền phủ quyết lập pháp. Theo đó, pháp luật buộc Tổng thống hay các quan chức hành pháp phải hoãn lại một hành động để chờ sự phê chuẩn của một trong hai Viện hoặc các ủy ban của Quốc hội trong trường hợp nhất định. Các quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai ngành quyền lực: Ngành hành pháp giành được quyền hoạch định chính sách; ngành lập pháp giành quyền xem xét, đánh giá và phê chuẩn quyết định chính sách đó. Hiện còn tồn tại các quan điểm khác nhau về tính hợp hiến của quyền phủ quyết lập pháp. Năm 1983, Tòa án Tối cao Mỹ trong một vụ xét xử đã phán quyết rằng nhiều phủ quyết lập pháp là không hợp hiến, vì nó vi phạm nguyên tắc về sự chia sẻ và cân bằng quyền lực. Sau đó, Quốc hội đã bãi bỏ và điều chỉnh một số điều khoản phủ quyết, đồng thời vẫn sử dụng quyền này kết hợp với nhiều công cụ khác để giám sát hoạt động của chính quyền3[3]. Tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp: Quốc hội yêu cầu Tổng thống, các cơ quan liên bang và các bộ phải đánh giá các chương trình hoạt động của mình và báo cáo kết quả cho Quốc hội. Các bản báo cáo sẽ đóng vai trò “như một bộ máy kiểm tra hiệu quả công việc thi hành các bộ luật”. Chúng có thể “khiến bộ máy hành chính phải tuân thủ theo các bộ luật đã được ban hành”. Một thống kê cho thấy, Quốc hội hàng năm gửi cho các cơ quan của chính phủ chỉ khoảng 300 bản báo cáo mới. Trong khi đó, các cơ quan hành pháp đệ trình cho Quốc hội hơn 5.000 bản báo cáo hàng năm4[4]. Thành lập cơ quan Tổng Thanh tra (GI): GI là cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội được thành lập từ năm 1978. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thành lập các văn phòng GI tại hầu hết các bộ và cơ quan thuộc hành pháp. GI và các văn phòng GI có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện tình trạng lạm dụng chức quyền, tham nhũng, lãng phí; công bố cho Quốc hội và công chúng các báo cáo về hoạt động của những cơ quan đầu não của Chính phủ. Các GI giữ mối liên hệ thường xuyên với các ủy ban và nhân viên của Quốc hội để nhận được sự phối hợp và hướng dẫn về cách thức điều tra, kiểm toán. Thông qua quá trình chuẩn chi ngân sách:So với các hình thức giám sát khác, quá trình chuẩn chi ngân sách là quá trình giám sát có hiệu quả nhất của Quốc hội đối với hành pháp, nhằm tiết kiệm ngân sách và phòng ngừa sự chi tiêu lãng phí, thái quá của các cơ quan thuộc hành pháp. Bằng việc cắt, giảm, đe dọa cắt, giảm ngân sách hay giới hạn các mục đích chi tiêu, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan thuộc hành pháp; xóa bỏ, trì hoãn các chương trình hoạt động của hành pháp hoặc buộc các cơ quan thuộc hành pháp cung cấp thông tin mà mình yêu cầu. Mặt khác, Quốc hội có thể mở rộng hoặc thiết lập các lĩnh vực, chương trình hoạt động mới bằng cách tăng các khoản tiền vượt mức hành pháp yêu cầu. Luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp: Khoản 4 Điều 2 Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống, các phó Tổng thống, các quan chức dân sự sẽ bị bãi nhiệm bằng thủ tục truất phế vì bị luận tội và buộc tội phản bội Tổ quốc, tham nhũng hay các tội danh sai trái ở mức cao khác. Thủ tục truất phế là quyền được giành riêng cho Quốc hội. Theo đó, Hạ viện với đa số phiếu, có quyền luận tội một quan chức Chính phủ, sau đó trường hợp này sẽ được gửi lên Thượng viện, và Thượng viện với 2/3 số phiếu, có thể buộc tội quan chức. Với quyền giám sát, Quốc hội có thể buộc quan chức rời cương vị, thay đổi chính sách và bảo đảm quyền kiểm soát theo luật định đối với hành pháp. HĐGS không chính thức của các ủy ban.Các ủy ban của Quốc hội có thể sử dụng các phương tiện không chính thức để giám sát hoạt động của chính quyền như qua điện thoại, thư từ, công văn, thông báo, tiếp xúc cá nhân, điều trần, thảo luận tại ủy ban... Các thông cáo của ủy ban tới các cơ quan thuộc hành pháp thường gồm những cụm từ như “Ủy ban rất muốn vấn đề phải được xem xét kỹ lưỡng”, hay “Ủy ban muốn ngài Bộ trưởng phải đẩy nhanh...” hay “Ủy ban hy vọng...”... Về pháp lý, các cơ quan thuộc hành pháp không nhất thiết phải tuân theo nội dung trong thông cáo của các ủy ban. Tuy nhiên, các nhà lập pháp của hai đảng và các qua ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam c Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam 1. Hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể vai trò giám sát của Quốc hội. Nhưng theo các đạo luật và quy chế của hai Viện, hoạt động giám sát (HĐGS) của Quốc hội Mỹ được thực hiện qua các hình thức chủ yếu như điều trần và điều tra, thực hiện phủ quyết lập pháp, tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp, thành lập các cơ quan Tổng Thanh tra, thông qua ngân sách, luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp, hoạt động kiểm soát không chính thức của các ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra, một số HĐGS của Quốc hội mang tính gián tiếp, tạm thời và khó nhận thức1[1]. Tổ chức điều trần và điều tra: Với mục đích làm sáng tỏ sự cần thiết của một dự luật và tăng cường khả năng của Quốc hội trong giám sát hành pháp, các cuộc điều trần và điều tra được tiến hành thông qua việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến khả năng điều chỉnh của dự luật cũng như thực tiễn điều hành của hành pháp. Thông tin về các cuộc điều trần và điều tra có thể được thông báo cho công chúng nhằm “tạo ra một diễn đàn để mọi người thấy rõ tất cả các hành vi của chính quyền... Nó cho phép một người dân bình thường có thể thấy được sự thật phơi bày trước ánh sáng”2[2]. Các cuộc điều trần và điều tra là những công cụ cực kỳ hữu hiệu buộc chính quyền phải có trách nhiệm với người dân hơn. Chúng có thể cho ra đời những bộ luật mới, hay những quy định không thành văn làm thay đổi các hoạt động hành chính quan liêu. Thực hiện phủ quyết lập pháp: Việc hoạch định chính sách là quyền cơ bản mà Quốc hội đã trao cho hành pháp xuất phát từ ưu thế khách quan của ngành này. Tuy nhiên, các hành động chính sách của hành pháp bị ràng buộc bởi quyền phủ quyết của Quốc hội, còn gọi là quyền phủ quyết lập pháp. Theo đó, pháp luật buộc Tổng thống hay các quan chức hành pháp phải hoãn lại một hành động để chờ sự phê chuẩn của một trong hai Viện hoặc các ủy ban của Quốc hội trong trường hợp nhất định. Các quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai ngành quyền lực: Ngành hành pháp giành được quyền hoạch định chính sách; ngành lập pháp giành quyền xem xét, đánh giá và phê chuẩn quyết định chính sách đó. Hiện còn tồn tại các quan điểm khác nhau về tính hợp hiến của quyền phủ quyết lập pháp. Năm 1983, Tòa án Tối cao Mỹ trong một vụ xét xử đã phán quyết rằng nhiều phủ quyết lập pháp là không hợp hiến, vì nó vi phạm nguyên tắc về sự chia sẻ và cân bằng quyền lực. Sau đó, Quốc hội đã bãi bỏ và điều chỉnh một số điều khoản phủ quyết, đồng thời vẫn sử dụng quyền này kết hợp với nhiều công cụ khác để giám sát hoạt động của chính quyền3[3]. Tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp: Quốc hội yêu cầu Tổng thống, các cơ quan liên bang và các bộ phải đánh giá các chương trình hoạt động của mình và báo cáo kết quả cho Quốc hội. Các bản báo cáo sẽ đóng vai trò “như một bộ máy kiểm tra hiệu quả công việc thi hành các bộ luật”. Chúng có thể “khiến bộ máy hành chính phải tuân thủ theo các bộ luật đã được ban hành”. Một thống kê cho thấy, Quốc hội hàng năm gửi cho các cơ quan của chính phủ chỉ khoảng 300 bản báo cáo mới. Trong khi đó, các cơ quan hành pháp đệ trình cho Quốc hội hơn 5.000 bản báo cáo hàng năm4[4]. Thành lập cơ quan Tổng Thanh tra (GI): GI là cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội được thành lập từ năm 1978. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thành lập các văn phòng GI tại hầu hết các bộ và cơ quan thuộc hành pháp. GI và các văn phòng GI có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện tình trạng lạm dụng chức quyền, tham nhũng, lãng phí; công bố cho Quốc hội và công chúng các báo cáo về hoạt động của những cơ quan đầu não của Chính phủ. Các GI giữ mối liên hệ thường xuyên với các ủy ban và nhân viên của Quốc hội để nhận được sự phối hợp và hướng dẫn về cách thức điều tra, kiểm toán. Thông qua quá trình chuẩn chi ngân sách:So với các hình thức giám sát khác, quá trình chuẩn chi ngân sách là quá trình giám sát có hiệu quả nhất của Quốc hội đối với hành pháp, nhằm tiết kiệm ngân sách và phòng ngừa sự chi tiêu lãng phí, thái quá của các cơ quan thuộc hành pháp. Bằng việc cắt, giảm, đe dọa cắt, giảm ngân sách hay giới hạn các mục đích chi tiêu, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan thuộc hành pháp; xóa bỏ, trì hoãn các chương trình hoạt động của hành pháp hoặc buộc các cơ quan thuộc hành pháp cung cấp thông tin mà mình yêu cầu. Mặt khác, Quốc hội có thể mở rộng hoặc thiết lập các lĩnh vực, chương trình hoạt động mới bằng cách tăng các khoản tiền vượt mức hành pháp yêu cầu. Luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp: Khoản 4 Điều 2 Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống, các phó Tổng thống, các quan chức dân sự sẽ bị bãi nhiệm bằng thủ tục truất phế vì bị luận tội và buộc tội phản bội Tổ quốc, tham nhũng hay các tội danh sai trái ở mức cao khác. Thủ tục truất phế là quyền được giành riêng cho Quốc hội. Theo đó, Hạ viện với đa số phiếu, có quyền luận tội một quan chức Chính phủ, sau đó trường hợp này sẽ được gửi lên Thượng viện, và Thượng viện với 2/3 số phiếu, có thể buộc tội quan chức. Với quyền giám sát, Quốc hội có thể buộc quan chức rời cương vị, thay đổi chính sách và bảo đảm quyền kiểm soát theo luật định đối với hành pháp. HĐGS không chính thức của các ủy ban.Các ủy ban của Quốc hội có thể sử dụng các phương tiện không chính thức để giám sát hoạt động của chính quyền như qua điện thoại, thư từ, công văn, thông báo, tiếp xúc cá nhân, điều trần, thảo luận tại ủy ban... Các thông cáo của ủy ban tới các cơ quan thuộc hành pháp thường gồm những cụm từ như “Ủy ban rất muốn vấn đề phải được xem xét kỹ lưỡng”, hay “Ủy ban muốn ngài Bộ trưởng phải đẩy nhanh...” hay “Ủy ban hy vọng...”... Về pháp lý, các cơ quan thuộc hành pháp không nhất thiết phải tuân theo nội dung trong thông cáo của các ủy ban. Tuy nhiên, các nhà lập pháp của hai đảng và các qua ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc hội Mỹ Quốc hội Việt Nam Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0