Danh mục

Tham gia TPP - cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.60 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây, nhận diện rõ những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tranh thủ những cơ hội, vượt qua những thách thức để góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham gia TPP - cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam THAM GIA TPP - CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM1 PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) được coi là hiệp định của thế kỷ XXI sẽ có những tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng. Bài viết này tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây, nhận diện rõ những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tranh thủ những cơ hội, vượt qua những thách thức để góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP. Từ khóa: TPP, xuất khẩu nông sản, cơ hội, thách thức. 1. Tổng quan về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế, tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản đã phản ánh nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển sang nền sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) 1 Trong bài viết này, xuất khẩu hàng nông sản được hiểu theo nghĩa rộng xuất khẩu nông lâm thủy sản 655 Biểu đồ trên cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đã tăng liên tục, từ 25 tỷ USD năm 2011, tăng lên đến 27,764 tỷ USD năm 2013 và tiếp tục tăng đến 30,1 tỷ USD năm 2015 (giảm nhẹ 0,8% so với năm 2014). Giá trị xuất khẩu hàng nông sản luôn chiếm khoảng 20-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn 2001-2015. Về cơ cấu xuất khẩu, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam luôn giữ vị trí dẫn đầu, đạt khoảng 13-15 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Năm 2015, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính giảm nhẹ so với năm 2014, đạt 13,95 tỷ USD, giảm 2,6%. Trong đó, giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam giảm rất mạnh như cà phê - giảm 28,1%, cao su - giảm 14,4%, chè -giảm 7,4% và gạo -giảm 2,9%. Đứng vị trí thứ hai trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản là nhóm thủy sản. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này năm 2015 chỉ đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ - giảm tới 23,81%. Giá trị xuất khẩu lâm sản chính tăng 8,2% so với năm 2014, ước tính đạt gần 7,1 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện đứng vị trí cao trên thị trường thế giới trong nhiều năm trở lại đây (Hạt điều, tiêu đen - đứng thứ nhất thế giới cả về khối lượng và giá trị; cà phê nhân và sắn lát khô - đứng vị trí thứ 2 và 2; gạo - đứng vị trí thứ 3 và 4; cao su - đứng vị trí thứ 4 và 4; chè - đứng vị trí thứ 5 và 7). Điểm chú ý là trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cả nước năm 2015 thì có tới 4 mặt hàng nông sản (hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm đồ gỗ, cà phê và gạo). 656 Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam chủ yếu tập trung tại các nước trong khu vực, trong khi thị trường các nước TPP có tiềm năng lớn chưa thực sự được chú trọng. Theo số liệu của USDA năm 2012 cho thấy Việt Nam xuất khẩu nông sản sang các nước này chỉ đạt khoảng 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong đó, các thị trường lớn, có sức mua và có mức độ cạnh tranh cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản.v.v.., thì thị phần hàng nông sản Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất thấp, không ổn định. Thực tế, năm 2012, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất, chỉ đạt 1,2 tỷ USD (chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường các nước TPP, chiếm 0,4-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ). Đứng vị trí thứ ba về nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam là Nhật Bản, đạt 409 triệu USD (sau Malaysia - nhập khẩu 622 triệu USD), nhưng cũng chỉ chiếm 0,3-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tuy có được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với đối thủ cạnh tranh. Cho đến nay chúng ta chưa có những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tạo ra giá trị gia tăng lớn trên cơ sở áp dụng công nghệ cao và sử dụng lao động có trình độ, kỹ năng. Bộ NN&PTNT cho biết hiện gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, mang thương hiệu nước ngoài. Do đó, khi xuất khẩu hàng nông sản, phần giá trị gia tăng thấp và dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh và thường xuyên biến động với biên độ cao. Một số mặt hàng nông sản của ta tuy đang được xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng do chất lượng thấp nên thường bán với giá thấp hơn giá thế giới. 2. Cơ hội đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP Thứ nhất, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh linh hoạt cơ cấu và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Với 600 triệu dân có sức mua cao, đóng góp 40% GDP thế giới và chiếm tới hơn 20% giao dịch thương mại toàn cầu, TPP được xem là thị trường tiêu thụ nông sản lớn trên thế giới và đang có xu hướng mở rộng hơn, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Singapore ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: