Danh mục

Tham gia TPP - cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham gia Hiệp định TPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian qua, phân tích cơ hội và thách thức khi tham gia TPP đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham gia TPP - cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam THAM GIA TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TS. Trần Thị Minh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Tham gia Hiệp định TPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam.Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệtmay Việt Nam trong thời gian qua, phân tích cơ hội và thách thức khi tham giaTPP đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt mayvà người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thứcto lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩudệt may Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: TPP, cơ hội, thách thức, dệt may Việt Nam1. Giới thiệu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific PartnershipAgreement - TPP) giữa 12 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, HoaKỳ, Maylaysia, Mexico, Nhật Bản, NewZealand, Peru, Singapore và Việt Namdự định sẽ được ký kết chính thức vào năm 2016 sau khi đã được Quốc hội cácnước thành viên tham gia thông qua. Với kết quả đạt được qua các vòng đàmphán, hiệp định TPP có tầm ảnh hưởng sâu rộng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế tại tất cả các nước tham gia trên cơ sở hỗ trợ thương mại, thu hútđầu tư và đẩy mạnh cải cách kinh tế ở các nước. Trong thời gian tới, khi TPPđược ký kết chính thức và có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội và tháchthức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành dệt may, một ngànhđược coi là chịu ảnh hưởng mạnh từ TPP.2. Các nội dung của TPP có ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam Theo hiệp định TPP, bên cạnh việc áp dụng các quy định chung như với cácloại hàng hóa khác (được đề cập đến trong các chương Thương mại Hàng hóa,Quy tắc Xuất Xứ, Phòng vệ Thương mại, Hợp tác Hải quan) dệt may có những 613quy định riêng mang tính đặc thù được quy định trong một chương riêng chongành này. Quy định riêng cho dệt may bao gồm ba nội dung cơ bản: - Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình - Quy tắc xuất xứ - Phòng vệ thương mại và hợp tác hải quan Về xóa bỏ thuế quan, dệt may được coi là ngành được hưởng lợi nhiều dohiện tại thuế suất vào thị trường các nước tham gia TPP mà Việt Nam chưa kýhiệp định thương mại tự do (FTA) đang ở mức khá cao như Hoa kỳ là 17,5%,Canada 17%, Mexico 30% và Peru 17%. Khi TPP chính thức có hiệu lực, thuếsuất sẽ được giảm mạnh. Với thị trường Hoa Kỳ, ngay khi Hiệp định có hiệu lực73,1% số dòng thuế sẽ có thuế suất 0%; 19,7% số dòng thuế sẽ được giảm thuế từ35% đến 50% tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ hoàn toàn vào nămthứ 11 và 13; 7,2% số dòng thuế sẽ được đưa về 0% vào năm thứ 6. Với thịtrường Canada, các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽ có thuếsuất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. Tuy nhiên, thuế nhậpkhẩu vào Mexico và Peru chỉ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Về quy tắc xuất xứ, theo quy định chung, hàng hóa xuất khẩu muốn đượchưởng thuế suất ưu đãi phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định này. Đối vớidệt may, quy tắc xuất xứ chủ đạo là “từ sợi trở đi” nghĩa là toàn bộ quá trình kéosợi, dệt vải, nhuộm và may quần áo phải được thực hiện trong phạm vi các nướctham gia TPP. Quy định này khuyến khích ngành công nghiệp dệt may phát triểnhơn, đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thamgia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong khối các nước TPP. Nội dung phòng vệ thương mại trong Hiệp định TPP cho phép nước nhậpkhẩu tăng thuế trở lại nếu nhập khẩu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hạinghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháptự vệ, nước nhập khẩu phải có giải pháp đền bù thiệt hại về kinh tế mà nước xuấtkhẩu phải gánh chịu do không được hưởng thuế ưu đãi. Bên cạnh đó, hiệp địnhTPP quy định về hợp tác trong lĩnh vực hải quan, chống gian lận xuất xứ đểhưởng lợi bất hợp pháp thuế ưu đãi. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt maysang Hoa Kỳ và Mexico cần đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, mặthàng sản xuất, xuất khẩu để chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng các nướcnày phục vụ công tác quản lý, phòng chống gian lận thương mại.6143. Tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam3.1. Hình thức sản xuất và xuất khẩu Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thường có bốn hình thức cơ bản, baogồm: (i) gia công (ii) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theochỉ định của khách hàng (iii) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyềnmua nguyên phụ liệu (iv) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm. Trong thờigian qua, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện các hợpđồng xuất khẩu theo loại ...

Tài liệu được xem nhiều: