Danh mục

Thăm hộ gia đình kết hợp với tầm soát nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2 ở đối tượng trên 45 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu mô tả trên 254 đối tượng trên 45 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn nhằm phát hiện bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng cách phổ biến áp dụng thang điểm VNDRISC 1 và đánh giá hiệu quả của các loại hình truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) gồm: Thăm hộ gia đình/gửi thư cung cấp thông tin/mời tham dự buổi truyền thông về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm hộ gia đình kết hợp với tầm soát nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2 ở đối tượng trên 45 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn THĂM HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP VỚI TẦM SOÁT NGUY CƠ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở ĐỐI TƯỢNG TRÊN 45 TUỔI TẠI PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ QUY NHƠN BS. Trần Như Luận, Ngô Thị Thu Hiền, Lê Xuân Phước Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bình Định Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả trên 254 đối tượng trên 45 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn nhằm phát hiện bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng cách phổ biến áp dụng thang điểm VNDRISC 1 và đánh giá hiệu quả của các loại hình truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) gồm: thăm hộ gia đình/gửi thư cung cấp thông tin/mời tham dự buổi truyền thông về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Kết quả cho thấy: Tỷ lệ đối tượng có điểm số nguy cơ cao là 60,6%; Tỉ lệ phát hiện ĐTĐ và tiền đái tháo đường (T-ĐTĐ) trong số những người có nguy cơ cao là 12,98% và 73%; Có sự chênh lệch về vòng bụng, chỉ số khối cơ thể của các nhóm đối tượng: Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có số đo trung bình vòng bụng cao hơn hẳn 2 nhóm còn lại; Những người có điểm số nguy cơ càng cao thì đường huyết lúc đói càng có khuynh hướng tăng. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, truyền thông viên (TTV) thường gặp không ít khó khăn khi thuyết phục người dân đi khám nhằm phát hiện các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt đối với tình trạng T-ĐTĐ và ĐTĐ type 2. Khảo sát nguyên nhân, người ta nhận thấy là các nhà nghiên cứu cũng như các TTV chưa có đủ cơ sở lý luận để thuyết phục đối tượng đi xét nghiệm để có chẩn đoán thích hợp dựa vào kết quả xét nghiệm đường huyết hoặc các xét nghiêm khác (như HbA1C). Thực tế, trên thế giới đã có nhiều thang điểm đưa ra nhằm dự báo nguy cơ T- ĐTĐ và ĐTĐ type 2 như thang điểm FINDRISC của Phần Lan, thang điểm DESIR của Pháp, thang điểm AUSDRISC của Úc, thang điểm Framingham Offspring của Mỹ, thang điểm IDRS của Ấn Độ, thang điểm Wichai Aekplakorn của Thái Lan. Tất cả các thang điểm ấy đều liệt kê các thông số cần khảo sát trên từng đối tượng như: Tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể, tăng huyết áp, vòng bụng, tiền sử gia đình có bệnh ĐTĐ hay không… Trong số đó có thang điểm nêu kết quả xét nghiêm HDL – cholesterol, kết quả xét nghiêm triglyceride, tiền sử hút thuốc lá, kết quả xét nghiêm men GGT, thời gian hoạt động thể lực hằng ngày, thói quen 35 thường xuyên ăn rau, quả, dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên, tiền sử tăng đường huyết… Tại Việt Nam, trong Hội nghị Nội tiết – đái tháo đường toàn quốc lần thứ 6 tiến hành tại thành phố Huế vào tháng 3 năm 2013, báo cáo của ThS Nguyễn Văn Vy Hậu và các cộng sự đã gây sự chú ý đặc biệt. Tác giả vừa nghiên cứu so sánh khả năng tầm soát của các thang điểm khác nhau, vừa mạnh dạn đề xuất một thang điểm khá phù hợp với khả năng ứng dụng trên cộng đồng tại Việt Nam. Thang điểm đó được gọi là thang điểm VNDRISC (Vietnam Diabetes Risk Score), có nghĩa là Thang điểm đánh giá nguy cơ ĐTĐ dùng cho người Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Văn Vy Hậu và cộng sự khi thăm hộ gia đình, chỉ cần sử dụng VNDRISC 1 (gồm 4 thông số lâm sàng) là đủ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Phát hiện bệnh nhân đái tháo đường tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn bằng cách phổ biến áp dụng thang điểm VNDRISC 1. 2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình truyền thông – GDSK gồm: thăm hộ gia đình/gửi thư cung cấp thông tin/mời tham dự buổi truyền thông về bệnh đái tháo đường. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 3.2. Đối tượng - Đối tượng đưa vào nghiên cứu: Người dân trên 45 tuổi đang cư trú tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những người đã biết mắc ĐTĐ hoặc T-ĐTĐ. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm bình thường, nhóm đái tháo đường và nhóm tiền đái tháo đường. Cả 3 nhóm đều được tiếp cận 3 hình thức truyền thông: Thăm hộ gia đình; Thư cung cấp thông tin; Tham dự buổi truyền thông về dự phòng, chăm sóc và điều trị tại nhà. 3.3. Chọn mẫu: Số người được mời tham gia nghiên cứu là 300 người. Các hộ được chọn một cách ngẫu nhiên cho đến khi đạt được số người cần cho mỗi khu vực là 30 người. Trên thực tế có 254 đối tượng phù hợp. 3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành theo 2 giai đoạn: 36 - Giai đoạn 1: Nghiên cứu viên xác định cân nặng, chiều cao, vòng bụng, chỉ số khối cơ thể, tiền sử thân nhân về bệnh ĐTĐ và tiền sự bản thân về tăng huyết áp. Sau đó, nghiên cứu viên chấm điểm theo thang điểm VNDRISC 1 và thông báo điểm số nguy cơ để đối tượng được biết. Thang điểm VNDRISC STT Thông số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: