Thăm Hoàng cung Tokyo (Nhật Bản)
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 314.80 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ra khỏi cửa phía Tây của nhà ga trung tâm Tokyo, đi về hướng Tây theo con đường lớn được một đoạn, đã thấy khu công viên rộng lớn có nhiều cây tùng bách và thấp thoáng phía sau là những lâu đài cổ, tường trắng, mái ngói cong. Đó chính là Hoàng cung (Imperial Palace).Hoàng cung Nhật Bản nằm ở trung tâm Tokyo, là nơi hoàng gia Nhật Bản hiện đang sống và làm việc. Tại đây, Nhật Hoàng và Hoàng hậu đón tiếp khách quý và lãnh đạo các nước, tiếp nhận các đại diện ngoại giao được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm Hoàng cung Tokyo (Nhật Bản)Thăm Hoàng cung Tokyo (Nhật Bản) Ra khỏi cửa phía Tây của nhà ga trung tâm Tokyo, đi về hướng Tây theo con đường lớn được một đoạn, đã thấy khu công viên rộng lớn có nhiều cây tùng bách và thấp thoáng phía sau là những lâu đài cổ, tường trắng, mái ngói cong. Đó chính là Hoàng cung (Imperial Palace). Hoàng cung Nhật Bản nằm ở trung tâmTokyo, là nơi hoàng gia Nhật Bản hiện đang sống và làm việc. Tại đây, NhậtHoàng và Hoàng hậu đón tiếp khách quý và lãnh đạo các nước, tiếp nhận các đạidiện ngoại giao được cử sang nhậm chức tại Nhật Bản. Đây cũng là một khu vựclịch sử tôn nghiêm nhất của đất nước Hoa anh đào. Hoàng cung nằm trong một khucông viên rộng lớn được bao bọc bởi hào nước và tường thành bằng đá, bên ngoàitrồng nhiều cây thông cổ thụ được cắt tỉa khéo léo. Phía trước Hoàng cung là chiếccầu đá hai nhịp bắc qua hào sâu, mang tên Nijubashi.Vị trí Hoàng cung ngày nay cũng chính là khu vực Cung điện Edo được xây dựngtừ thời chính quyền Nhật Bản nằm trong tay dòng họ sứ quân Tokugawa cai trị từnăm 1603 - 1867. Leyasu Tokugawa, vị sứ quân đầu tiên trong thời kỳ Edo, đã xâydựng Cung điện Edo như một biểu tượng chính trị và kinh tế cho nước Nhật thờiđó. Đến năm 1710, tức thời của sứ quân Ienobu, đây là khu Cung điện được baoquanh bởi hai lớp hào nước, với diện tích dài khoảng 5 km, theo hướng Đông sangTây, và 3,9km, theo hướng Nam sang Bắc. Cho đến ngày nay, những lớp hào nướcvà các bức tường đá của Cung điện Edo vẫn được giữ nguyên.Năm 1868, chế độ sứ quân bị dẹp bỏ, đất nước quy về một mối do nhà vua cai trị,và kinh đô được dời từ Kyoto về Tokyo. Hoàng cung được xây dựng và hoàn tấtnăm 1888, rồi bị không quân Mỹ tàn phá năm 1945. Sau Chiến tranh thế giới thứhai, Hoàng cung được phục chế theo cùng kiểu cũ, một số cổng và chùa nhỏ bêntrong Hoàng cung được phục chế. Đến năm 1968, Hoàng cung được trùng tu hoànthiện như ta thấy ngày nay.Được bao bọc bởi những tường thành cổ và hồ nước sâu, Hoàng cung toát nên mộtkhông khí thâm nghiêm, trái ngược với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt bên ngoài. Mỗinăm, Cung điện của Nhật Hoàng chỉ mở cửa cho dân chúng vào thăm hai lần: ngày2.1, nhân dịp đầu năm và ngày Tết của Nhật; và ngày sinh nhật của Nhật Hoàngđương nhiệm Akihito, 23/12. Vào những ngày đó, Hoàng gia Nhật sẽ đứng trênban công để dân chúng chúc mừng. Những ngày khác trong năm, mọi người chỉđược đứng bên ngoài cổng Hoàng cung ngắm và chụp ảnh lưu niệm. Mọi sự tiếpcận đối với gia đình hoàng tộc đều được Cơ quan Quản lý Hoàng gia (Kunaicho)kiểm soát nghiêm ngặt...Tuy nhiên, khách thập phương đều có thể đến thăm khu vườn ngoài trời của cungđiện (Kokyo Gaien), khu vườn phía Đông (Higashi Gyoen) và công viênKitanomaru. Khu vườn ngoài trời nằm ở phía Đông Nam Hoàng cung, rất rộng,hướng về phía cung điện. Từ khu vườn ngoài trời Kokyo, trước Hoàng cung, dukhách có thể nhìn thấy cây cầu Nijubashi bắc qua hào nước sâu. Đây là cây cầubằng đá có hai nhịp, còn được người Nhật gọi là cầu Mắt kính (Meganebashi) vìtrông giống như 2 tròng của một cặp kính đeo mắt. Phía sau ẩn mình giữa các hàngthông xanh là những cung điện nhỏ tường trắng, mái ngói đen, chứ không có vẻhoành tráng, nguy nga như ta vẫn thấy ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh hay các cungđiện ở châu Âu.Không gian xanh mát và yên tĩnh của các khu vườn Hoàng cung nằm giữa thànhphố Tokyo náo nhiệt đã thu hút nhiều người dân thủ đô Nhật Bản đến nghỉ ngơi,thư giãn. Tuy Hoàng cung là địa điểm nhiều du khách tham quan và chụp ảnh,nhưng mọi thứ hết sức ngăn nắp, trật tự, bãi cỏ vẫn xanh mướt, các gốc tùng báchđược cắt xén nghệ thuật và lối đi lát sỏi trắng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm Hoàng cung Tokyo (Nhật Bản)Thăm Hoàng cung Tokyo (Nhật Bản) Ra khỏi cửa phía Tây của nhà ga trung tâm Tokyo, đi về hướng Tây theo con đường lớn được một đoạn, đã thấy khu công viên rộng lớn có nhiều cây tùng bách và thấp thoáng phía sau là những lâu đài cổ, tường trắng, mái ngói cong. Đó chính là Hoàng cung (Imperial Palace). Hoàng cung Nhật Bản nằm ở trung tâmTokyo, là nơi hoàng gia Nhật Bản hiện đang sống và làm việc. Tại đây, NhậtHoàng và Hoàng hậu đón tiếp khách quý và lãnh đạo các nước, tiếp nhận các đạidiện ngoại giao được cử sang nhậm chức tại Nhật Bản. Đây cũng là một khu vựclịch sử tôn nghiêm nhất của đất nước Hoa anh đào. Hoàng cung nằm trong một khucông viên rộng lớn được bao bọc bởi hào nước và tường thành bằng đá, bên ngoàitrồng nhiều cây thông cổ thụ được cắt tỉa khéo léo. Phía trước Hoàng cung là chiếccầu đá hai nhịp bắc qua hào sâu, mang tên Nijubashi.Vị trí Hoàng cung ngày nay cũng chính là khu vực Cung điện Edo được xây dựngtừ thời chính quyền Nhật Bản nằm trong tay dòng họ sứ quân Tokugawa cai trị từnăm 1603 - 1867. Leyasu Tokugawa, vị sứ quân đầu tiên trong thời kỳ Edo, đã xâydựng Cung điện Edo như một biểu tượng chính trị và kinh tế cho nước Nhật thờiđó. Đến năm 1710, tức thời của sứ quân Ienobu, đây là khu Cung điện được baoquanh bởi hai lớp hào nước, với diện tích dài khoảng 5 km, theo hướng Đông sangTây, và 3,9km, theo hướng Nam sang Bắc. Cho đến ngày nay, những lớp hào nướcvà các bức tường đá của Cung điện Edo vẫn được giữ nguyên.Năm 1868, chế độ sứ quân bị dẹp bỏ, đất nước quy về một mối do nhà vua cai trị,và kinh đô được dời từ Kyoto về Tokyo. Hoàng cung được xây dựng và hoàn tấtnăm 1888, rồi bị không quân Mỹ tàn phá năm 1945. Sau Chiến tranh thế giới thứhai, Hoàng cung được phục chế theo cùng kiểu cũ, một số cổng và chùa nhỏ bêntrong Hoàng cung được phục chế. Đến năm 1968, Hoàng cung được trùng tu hoànthiện như ta thấy ngày nay.Được bao bọc bởi những tường thành cổ và hồ nước sâu, Hoàng cung toát nên mộtkhông khí thâm nghiêm, trái ngược với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt bên ngoài. Mỗinăm, Cung điện của Nhật Hoàng chỉ mở cửa cho dân chúng vào thăm hai lần: ngày2.1, nhân dịp đầu năm và ngày Tết của Nhật; và ngày sinh nhật của Nhật Hoàngđương nhiệm Akihito, 23/12. Vào những ngày đó, Hoàng gia Nhật sẽ đứng trênban công để dân chúng chúc mừng. Những ngày khác trong năm, mọi người chỉđược đứng bên ngoài cổng Hoàng cung ngắm và chụp ảnh lưu niệm. Mọi sự tiếpcận đối với gia đình hoàng tộc đều được Cơ quan Quản lý Hoàng gia (Kunaicho)kiểm soát nghiêm ngặt...Tuy nhiên, khách thập phương đều có thể đến thăm khu vườn ngoài trời của cungđiện (Kokyo Gaien), khu vườn phía Đông (Higashi Gyoen) và công viênKitanomaru. Khu vườn ngoài trời nằm ở phía Đông Nam Hoàng cung, rất rộng,hướng về phía cung điện. Từ khu vườn ngoài trời Kokyo, trước Hoàng cung, dukhách có thể nhìn thấy cây cầu Nijubashi bắc qua hào nước sâu. Đây là cây cầubằng đá có hai nhịp, còn được người Nhật gọi là cầu Mắt kính (Meganebashi) vìtrông giống như 2 tròng của một cặp kính đeo mắt. Phía sau ẩn mình giữa các hàngthông xanh là những cung điện nhỏ tường trắng, mái ngói đen, chứ không có vẻhoành tráng, nguy nga như ta vẫn thấy ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh hay các cungđiện ở châu Âu.Không gian xanh mát và yên tĩnh của các khu vườn Hoàng cung nằm giữa thànhphố Tokyo náo nhiệt đã thu hút nhiều người dân thủ đô Nhật Bản đến nghỉ ngơi,thư giãn. Tuy Hoàng cung là địa điểm nhiều du khách tham quan và chụp ảnh,nhưng mọi thứ hết sức ngăn nắp, trật tự, bãi cỏ vẫn xanh mướt, các gốc tùng báchđược cắt xén nghệ thuật và lối đi lát sỏi trắng. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 321 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 265 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 189 0 0 -
42 trang 151 3 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 118 0 0 -
189 trang 117 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 116 0 0 -
65 trang 116 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 113 0 0