Danh mục

Tham khảo: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu dẫn + Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước. Ông tham gia vào phong trào đấu tranh chống Mĩ nguỵ ở Thừa Thiên Huế. Quê gốc: Làng Bích Khuê – xã Triệu Long - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị. Sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Sài Gòn, nhận bằng cử nhân văn khoa, Đại học Huế (Ban Triết văn). Từ 1960 đến 1966 dạy học ở Trường Quốc học Huế. Từ năm 1963, ông đã tham gia phong trào cách mạng ở nội thành, làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham khảo: Ai đã đặt tên cho dòng sông Ai đã đặt tên cho dòng sông I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn + Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước. Ông tham gia vào phongtrào đấu tranh chống Mĩ nguỵ ở Thừa Thiên Huế. Quê gốc: Làng Bích Khuê – xã Triệu Long - huyện Triệu Phong - tỉnh QuảngTrị. Sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Sài Gòn,nhận bằng cử nhân văn khoa, Đại học Huế (Ban Triết văn). Từ 1960 đến 1966 dạy họcở Trường Quốc học Huế. Từ năm 1963, ông đã tham gia phong trào cách mạng ở nộithành, làm báo cờ giải phóng ở Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu từnăm 1968 đến năm 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường giữ nhiều trọng trách: Tổng thư kíliên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hộivăn học nghệ thuật Trị thiên - Huế, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh QuảngTrị, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990 ông là Tổng biên tậptạp chí Sông Hương, Cửa Việt. + Giới thiệu tài năng Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm: Văn xuôi có các tập: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rấtnhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995),Bản di chúc của “Cỏ lau” (1997), Ngọn núi ảo ảnh (1999). Thơ có: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1992). Hoàng Phủ Ngọc Tường viết báo, làm văn từ những năm 60 của thế kỉ XX, lànhà thơ có phong cách độc đáo. Đặc biệt ông có sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Ônglà nhà văn uyên bác, tài hoa. Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ vừagiàu chất thơ. Nội dung thông tin về văn hoá lịch sử rất phong phú. Đề tài trong tácphẩm của ông khá rộng. Đó là cảnh sắc con người khắp mọi miền đất nước. Từ rừnghồi Xứ Lạng đến đất mũi Cà Mau, từ núi bài thơ Hạ Long đến Đồng Tháp Mười NamBộ, đến Điện Biên lịch sử... Đặc biệt từ những bài thơ về Huế, Thuận Hoá, Quảng Trị,Quảng Nam, thành phố cố đô Huế... những bài kí hàm súc để lại nhiều rung cảm chongười đọc. - Nét đặc sắc trong sáng tác tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiềucủa vốn kiến thức sâu, rộng về triết học, văn học, lịch sử, địa lí... Tất cả thể hiện lốiviết hướng vào nội tâm, say đắm, tài hoa. - Ông đã được nhận nhiều Giải thưởng về văn xuôi. + Giải thưởng của Hội nhà văn cho tập kí Rất nhiều ánh lửa, Miền gái đẹp... + Giải thưởng của Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. 2. Văn bản - Bài Ai đặt tên cho dòng sông? Là một trong những bài tuỳ bút đặc sắc củaHoàng Phủ Ngọc Tường. Bài tuý bút có 3 phần: + Phần 1 nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương + Phần 2 và 3 là phương diện lịch sử và văn hoá của sông Hương Đoạn trích này nằm trong phần 1 cộng với lời kết của toàn tác phẩm. Tuy nhiênđoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà cònthấy được sự gắn bó lịch sử và văn hoá của cố đô Huế. Nó tiêu biểu cho phong tràocủa Hoàng Phủ Ngọc Tường. SGK II. Đọc hiểu văn bản Với xúc cảm vô cùng thiết tha với xứ Huế, tác giả đã sử dụng triệt để mọi tiềmnăng văn hoá và vốn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp xứ Huế tập trungở dòng sông Hương. 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên - Khác với nhiều con sông “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”.Nghĩa là sông Hương gắn liền với Huế. Nói đến Huế là nghĩ tới sông Hương và nghĩvề sông Hương là nói tới Huế. Điểm nhìn nghệ thuật vẫn là sông Hương. + Sông Hương ở đầu nguồn (thượng nguồn) Tác giả miêu tả sông Hương ở đầu nguồn với sức sống mãnh liệt, hoang dạinhưng cũng dịu dàng say đắm. + “Mãnh liệt qua các ghềnh thác”, “cuộn xoáy như cơn lốc”, “là bản trường cacủa rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”. Sông Hương đi qua lòng Trường Sơn“Sông Hương đã sống nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoángmà man dại (sống lang thang nay đây, mai đó, trên một chiếc xe không có nơi cư trúnhất định) * Cũng có hình ảnh gợi sự dịu dàng và đắm say: “Cũng có lúc trở nên dịu dàngvà đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tác giả kếtluận: “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản tình ca gan dạ, một tâm hồn tự do trongsáng tác”. Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió tâm hồn rào rạt nhạy cảm, liêntưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn ở phận thượng nguồn. + Sông Hương ở đồng bằng Sông Hương được thay đổi về tính cách * “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái” để “mang một sắc đẹpdịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Hiểu biếtvề địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với hình ảnh: “chuyển dòng mộtcách liên tục vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong ...

Tài liệu được xem nhiều: