![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tham khảo thêm về bài Thơ duyên và Vội vàng của Xuân Diệu
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.21 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đọc thơ Xuân Diệu, thì thấy thế giới dường như được qui chiếu về hai hình mẫu tổng quát: Mảnh vườn tình ái và Sa mạc vô liêu. Hình ảnh tạo vật thiên nhiên hết sức đa dạng và sống động trong thơ ông chỉ là những hoá thân, những biến thể khác nhau của hai hình ảnh ấy mà thôi. Để cảm nhận rõ hơn về thơ ông mời các bạn cùng tham khảo tài liệu sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham khảo thêm về bài Thơ duyên và Vội vàng của Xuân DiệuTham khảo thêm về bài thơ Thơ duyên và Vội vàng của Xuân Diệu Thơ duyên Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền. Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu. Em bước điềm nhiên không vướng chân, Anh đi lững đững chẳng theo gần, Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu, Anh với em như một cặp vần. Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân. Chim nghe trời rộng dang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. Ai hay tuy lặng bước thu êm, Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm, Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy, Lòng anh thôi đã cưới lòng em. (Rút từ tập Tuyển tập thơ Xuân Diệu, T.1, NXB Văn học, 1983 ) 1. Bén duyên với Thơ duyên Nếu Thơ Duyên là một bài thơ rất Xuân Diệu, thì xem ra những lời bình mà tácgiả Thi nhân Việt Nam dành cho thi phẩm này cũng rất Hoài Thanh [1] . Cơ chừng chỉnhờ những ấn tượng mà ngòi bút bình thơ tài hoa tinh tế kia lẩy ra, nhiều người mớitìm đọc toàn bài. Còn trước đó ít ai ngó ngàng đến cả thi phẩm. Cho đến khi giànhđược một chỗ xứng đáng trong sách giáo khoa phổ thông trung học, người ta mới thấyThơ duyên được giới phê bình si mê hơn. Thơ Duyên vậy là bén duyên với HoàiThanh mà vẫn luôn mặn duyên với giới phê bình! Như cái tên của nó, Thơ duyên có một bình diện nội dung rất dễ thấy là sự xúcđộng trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này, mà nhìn kĩ chính là sựhoà quyện của ba mối tơ duyên chính: thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiênnhiên và con người với con người. Cảm hứng giãi bày đó đã thu hút mối quan tâm củahầu hết những ngòi bút phê bình kia. Thế cũng dễ hiểu. Cảm hứng này đã khiến bàithơ hiện ra như một thể sống động tràn ngập cảm xúc. Ở đó, những biến thái mơ hồnhất của thiên nhiên và của con người đều được thể hiện bằng ngòi bút thật tinh tế. Ởmạch cảm hứng đó quả là thấy rất rõ một nét đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu, ấy làsự bồng bột của Xuân Diệu được phát biểu ra đầy đủ hơn cả trong những rung độngtinh vi [2] . Nhưng chính vẻ đẹp có phần phô ra này đã làm khuất chìm đi một bìnhdiện nội dung khác, cũng hết sức quan trọng, thậm chí chính nó mới làm nên cáiduyên thầm của Thơ duyên: nội dung cắt nghĩa. Lớp nội dung này không phải hoàntoàn chưa được biết đến. Nhưng nó đòi hỏi phải được quan tâm chu đáo hơn, tận tìnhhơn. Bởi phần lớn bí mật của thi phẩm này hãy còn nằm im ở đó. Bạn đừng vội vàng lắc đầu rằng: sự rung động hồn nhiên của tâm hồn mới làphần căn bản của thơ, còn lí giải, cắt nghĩa chỉ là thứ yếu, vì rằng lí chỉ là sở đoảncủa thơ. Điều bạn vừa nghĩ chắc bạn đinh ninh là một thứ hiển nhiên? Không hẳn đâu.Nếu cứ tuyệt đối hoá thì vô tình bạn đã phạm phải sai lầm: vừa làm nghèo tiếng nóivốn phong phú của thơ, vừa làm nghèo cả chính Xuân Diệu. Cắt nghĩa mọi thứ, nhấtlà tình yêu, có thể nói, là ham muốn lớn suốt cả đời Xuân Diệu. Dẫu có lúc thi sĩ than:Làm sao cắt nghĩa được tình yêu, nhưng ta cũng đừng vội tin rằng đó là lời thú nhậnvề sự bất lực. Đơn giản vì, ngay sau lời than vẩn vơ đó thi sĩ đã cắt nghĩa luôn rồi đấythôi [3] . Không chỉ thế, mà ông còn theo đuổi việc cắt nghĩa tình yêu hết cả một đời.Cho nên, cứ nhìn kĩ mà xem, chẳng phải ý hướng cắt nghĩa, lập lí đã đi vào hình thứctổ chức của mọi bài thơ Xuân Diệu đó sao? Bên dưới mạch xúc cảm sôi nổi, bồng bộtta vẫn thường gặp một mạch luận lí ở mức nào đó, mà đôi khi là cả... lí sự nữa! Tómlại, những dài dòng này, chỉ nhằm để khẳng định rằng: Thơ duyên còn là một vỡ lẽ,một khám phá về tơ duyên đã được nảy nở thế nào giữa hai cá thể vốn xa lạ trên cõisống này. 2. Cảm quan nghệ thuật Xuân Diệu Ý tưởng cắt nghĩa của Thơ duyên có lẽ đã khởi nguồn từ một cội rễ sâu xa hơn:cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu. Có thể hiểu cảm quan như là lối cảm nhận riêngtrong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới của người nghệ sĩ.Trong những trường hợp thật điển hình, cảm quan ấy thường đọng lại trong nhữnghình mẫu tổng quát nào đó. Nó khiến cho cảnh quan thế giới đi vào tâm hồn ngườinghệ sĩ được khúc xạ qua hình mẫu ấy, được qui chiếu vào hình mẫu ấy. Do đó khihiện hình trong sáng tạo, thế giới xung quanh sẽ hiện ra như những biến thể, nhữnghoá thân, phân thân khác nhau của cái hình mẫu ấy. Dĩ nhiên phải là những biến thểcực kì sống động. Đọc Xuân Diệu, thì thấy thế giới dường như được qui chiếu về haihình mẫu tổng quát: Mảnh vườn tình ái và Sa mạc vô liêu [4] . Hình ả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham khảo thêm về bài Thơ duyên và Vội vàng của Xuân DiệuTham khảo thêm về bài thơ Thơ duyên và Vội vàng của Xuân Diệu Thơ duyên Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền. Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu. Em bước điềm nhiên không vướng chân, Anh đi lững đững chẳng theo gần, Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu, Anh với em như một cặp vần. Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân. Chim nghe trời rộng dang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. Ai hay tuy lặng bước thu êm, Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm, Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy, Lòng anh thôi đã cưới lòng em. (Rút từ tập Tuyển tập thơ Xuân Diệu, T.1, NXB Văn học, 1983 ) 1. Bén duyên với Thơ duyên Nếu Thơ Duyên là một bài thơ rất Xuân Diệu, thì xem ra những lời bình mà tácgiả Thi nhân Việt Nam dành cho thi phẩm này cũng rất Hoài Thanh [1] . Cơ chừng chỉnhờ những ấn tượng mà ngòi bút bình thơ tài hoa tinh tế kia lẩy ra, nhiều người mớitìm đọc toàn bài. Còn trước đó ít ai ngó ngàng đến cả thi phẩm. Cho đến khi giànhđược một chỗ xứng đáng trong sách giáo khoa phổ thông trung học, người ta mới thấyThơ duyên được giới phê bình si mê hơn. Thơ Duyên vậy là bén duyên với HoàiThanh mà vẫn luôn mặn duyên với giới phê bình! Như cái tên của nó, Thơ duyên có một bình diện nội dung rất dễ thấy là sự xúcđộng trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này, mà nhìn kĩ chính là sựhoà quyện của ba mối tơ duyên chính: thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiênnhiên và con người với con người. Cảm hứng giãi bày đó đã thu hút mối quan tâm củahầu hết những ngòi bút phê bình kia. Thế cũng dễ hiểu. Cảm hứng này đã khiến bàithơ hiện ra như một thể sống động tràn ngập cảm xúc. Ở đó, những biến thái mơ hồnhất của thiên nhiên và của con người đều được thể hiện bằng ngòi bút thật tinh tế. Ởmạch cảm hứng đó quả là thấy rất rõ một nét đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu, ấy làsự bồng bột của Xuân Diệu được phát biểu ra đầy đủ hơn cả trong những rung độngtinh vi [2] . Nhưng chính vẻ đẹp có phần phô ra này đã làm khuất chìm đi một bìnhdiện nội dung khác, cũng hết sức quan trọng, thậm chí chính nó mới làm nên cáiduyên thầm của Thơ duyên: nội dung cắt nghĩa. Lớp nội dung này không phải hoàntoàn chưa được biết đến. Nhưng nó đòi hỏi phải được quan tâm chu đáo hơn, tận tìnhhơn. Bởi phần lớn bí mật của thi phẩm này hãy còn nằm im ở đó. Bạn đừng vội vàng lắc đầu rằng: sự rung động hồn nhiên của tâm hồn mới làphần căn bản của thơ, còn lí giải, cắt nghĩa chỉ là thứ yếu, vì rằng lí chỉ là sở đoảncủa thơ. Điều bạn vừa nghĩ chắc bạn đinh ninh là một thứ hiển nhiên? Không hẳn đâu.Nếu cứ tuyệt đối hoá thì vô tình bạn đã phạm phải sai lầm: vừa làm nghèo tiếng nóivốn phong phú của thơ, vừa làm nghèo cả chính Xuân Diệu. Cắt nghĩa mọi thứ, nhấtlà tình yêu, có thể nói, là ham muốn lớn suốt cả đời Xuân Diệu. Dẫu có lúc thi sĩ than:Làm sao cắt nghĩa được tình yêu, nhưng ta cũng đừng vội tin rằng đó là lời thú nhậnvề sự bất lực. Đơn giản vì, ngay sau lời than vẩn vơ đó thi sĩ đã cắt nghĩa luôn rồi đấythôi [3] . Không chỉ thế, mà ông còn theo đuổi việc cắt nghĩa tình yêu hết cả một đời.Cho nên, cứ nhìn kĩ mà xem, chẳng phải ý hướng cắt nghĩa, lập lí đã đi vào hình thứctổ chức của mọi bài thơ Xuân Diệu đó sao? Bên dưới mạch xúc cảm sôi nổi, bồng bộtta vẫn thường gặp một mạch luận lí ở mức nào đó, mà đôi khi là cả... lí sự nữa! Tómlại, những dài dòng này, chỉ nhằm để khẳng định rằng: Thơ duyên còn là một vỡ lẽ,một khám phá về tơ duyên đã được nảy nở thế nào giữa hai cá thể vốn xa lạ trên cõisống này. 2. Cảm quan nghệ thuật Xuân Diệu Ý tưởng cắt nghĩa của Thơ duyên có lẽ đã khởi nguồn từ một cội rễ sâu xa hơn:cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu. Có thể hiểu cảm quan như là lối cảm nhận riêngtrong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới của người nghệ sĩ.Trong những trường hợp thật điển hình, cảm quan ấy thường đọng lại trong nhữnghình mẫu tổng quát nào đó. Nó khiến cho cảnh quan thế giới đi vào tâm hồn ngườinghệ sĩ được khúc xạ qua hình mẫu ấy, được qui chiếu vào hình mẫu ấy. Do đó khihiện hình trong sáng tạo, thế giới xung quanh sẽ hiện ra như những biến thể, nhữnghoá thân, phân thân khác nhau của cái hình mẫu ấy. Dĩ nhiên phải là những biến thểcực kì sống động. Đọc Xuân Diệu, thì thấy thế giới dường như được qui chiếu về haihình mẫu tổng quát: Mảnh vườn tình ái và Sa mạc vô liêu [4] . Hình ả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảng văn 11 Văn mẫu lớp 11 Thơ duyên và Vội vàng Phong cách thơ Xuân Diệu Lẽ sống của Xuân DiệuTài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 798 0 0 -
Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
3 trang 417 4 0 -
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 412 0 0 -
3 trang 244 1 0
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 228 0 0 -
3 trang 189 0 0
-
Cảm nhận của em về nhân vật Đổng Mẫu qua trích đoạn 'Đổng Mẫu' từ Hồi III tuồng 'Sơn Hậu'
4 trang 183 2 0 -
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề 'tận hiến, tận hưởng' của thanh niên hiện nay
2 trang 181 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 181 2 0 -
2 trang 179 0 0