Thông tin tài liệu:
Gyeongju là cố đô của Hàn Quốc dưới triều đại Silla (57 TCN – 935 SCN). Vương triều Silla đánh dấu sự khởi đầu của nền văn minh cổ Triều Tiên khi lần đầu tiên thống nhất được gần trọn vẹn đất nước vào thế kỷ thứ 7. Cố đô Gyeongju trở thành một trong những kinh thành lớn nhất thế giới với những khu vườn và những ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng Viễn Đông. Các nhà sử học cho rằng, cũng như Đế chế La Mã, vương triều Silla - sau gần 10 thế kỷ tồn tại, vang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham quan cố đô Gyeongju của Hàn Quốc Tham quan cố đô Gyeongju của Hàn QuốcGyeongju là cố đô của Hàn Quốc dưới triều đại Silla (57 TCN – 935 SCN). Vươngtriều Silla đánh dấu sự khởi đầu của nền văn minh cổ Triều Tiên khi lần đầu tiênthống nhất được gần trọn vẹn đất nước vào thế kỷ thứ 7. Cố đô Gyeongju trở thànhmột trong những kinh thành lớn nhất thế giới với những khu vườn và những ngôichùa nổi tiếng khắp vùng Viễn Đông. Các nhà sử học cho rằng, cũng như Đế chếLa Mã, vương triều Silla - sau gần 10 thế kỷ tồn tại, vang bóng, suy yếu và sụp đổ - đã để lại một tầm ảnh hưởng về văn hoá vang vọng mãi về sau.Hiện cố đô Gyeongju là nơi chứa đựng 3 di sản văn hóa thế giới do UNESCO traotặng: Quần thể tu viện Phật giáo Bulguksa và hang Phật Seukguram; Vườn quốcgia Gyeongju với vô số di tích còn sót lại từ thời Silla và làng Yangdong – mộtbảo tàng sống về nơi cư dân sinh sống từ thời Joseon cổ xưa.Cách thành phố Pusan chừng gần 2 giờ xe chạy về phía đông bắc, Gyeongju thựcsự là một báu vật của Hàn Quốc với những con đường như những dải lụa rợpbóng cây, những ngôi nhà cổ nằm rải rác hai bên đường và một không khí đượmchất hoài cổ.Ở Gyeongju mỗi mùa sẽ mang một màu sắc đặc biệt: Mùa xuân cả thành phố rựccháy những sắc vàng của hoa cải dầu, màu hồng của hoa anh đào, màu đỏ củahoa hồng và những cây phong lá nhỏ; mùa hạ thành phố được nhuộm màu xanh,từ những thảm cỏ dưới chân đến những tán lá trên đầu, điểm những khóm hoa cỏtrắng; đến mùa thu thì hầu hết các sắc xanh ấy chuyển sang màu vàng – đỏ; mùađông trắng xóa vì tuyết... Và vì Gyeongju là cố đô nên các ngôi nhà vẫn giữnguyên dáng vẻ cổ xưa, không có nhà cao tầng nào được phép xây dựng ở đây…Điểm đầu tiên chúng ta đến là tu viện Phật giáo Bulguksa. Viên ngọc của cổ nhânxứ Hàn này nằm trên triền núi Tohamsan linh thiêng. Dưới triều Silla, giai tầng xãhội chia thành 4 cấp bậc rõ rệt: Vua, hoàng tộc và sư sãi ở cấp bậc cao nhất, sauđó là giới quý tộc, giới bình dân và người nghèo. Chính vì sư sãi được coi làngang hàng với vua nên Bulguksa là những tòa ngang dãy dọc như một cung điện.Tất cả các cột và mái vòm cũng được trang trí hoa văn với hai màu xanh đỏ tượngtrưng cho trời và đất.Bulguka có nghĩa là “Ngôi chùa của đất nước đạo Phật”, được hoàn thành vàonăm 774. Vua Silla tin rằng vương quốc của ngài là một thiên đường Phật giáodưới trần gian. Quả thật, quần thể di tích này mang đến cho du khách một cảmnhận rất riêng biệt: Nó vẫn giữ được vẻ linh thiêng của một chốn thờ tự, nhưng lạimang đến một sự giải thoát tinh thần đến bất ngờ - theo một nghĩa nào đó. Điềunày, có lẽ do vị trí của Bulguksa quá đắc địa và được bao bọc bởi một thảm thựcvật phong phú, trong đó, nổi bật là những cây phong lá nhỏ, luôn thay đổi màu sắctheo mùa.Người Hàn Quốc thường đến chùa với tâm trạng rất thư thái bởi họ nghĩ đó như làmột sự tri ân với tổ tiên mỗi khi có dịp. Bulguksa còn là nơi tham quan yêu thíchcủa thanh niên, học sinh ở nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc.Phía nam thành phố giống như một bảo tàng ngoài trời với những hầm mộ cổ,những tàn tích của các cố cung, những vườn cảnh và những chứng tích khác củamột nền văn minh rực rỡ trong quá khứ. Một trong những chứng tích hiếm hoi còntồn tại đến ngày hôm nay là ao Anapji (ao sen). Anapji nằm trong cố cung và gắnbó với nhiều đời vua triều Silla, kể từ năm 674 vua Mummu ban lệnh xây dựng đểlàm nơi tiếp tân ngoại giao.Khi trời chuyển chiều muộn, bờ ao và các mái đình được thắp sáng tạo nên mộttrong những cảnh đêm vô cùng diễm lệ, thu hút không biết bao du khách và nhànhiếp ảnh. Sức hấp dẫn của Anapji lớn đến mức người ta đã làm một bản sao dạngsa bàn, đặt ở bảo tàng quốc gia Gyeongju. Cố cung, nơi Anapji tọa lạc giờ chỉ cònnhững nền móng một vài tòa nhà. Một bản sao của cung điện đã được dựng lên ởđó từ với tỉ lệ 1/500 có kích thước chiều dài 5,6 mét và chiều rộng hơn 4 mét chothấy sự hoành tráng của cung điện ở cỡ nào.Tháp đá Cheomseongdae – đài thiên văn lâu đời nhất còn tồn tại ở châu Á – đượcxây dựng ngay sau khi triều đại Silla thống nhất được Triều Tiên từ thế kỷ thứ 7,những tàn tích còn lại của chùa Hwangnyongsa – một trong những tu viện Phậtgiáo lớn nhất ở châu Á, chùa đá Bunhwangsa, làng cổ Yangdong, bảo tàng quốcgia Gyeongju – nơi lưu giữ phần lớn những câu chuyện lịch sử cùng những báuvật của Gyeongju… là những địa điểm không thể không đặt chân đến khi về vớicố đô Gyeongju. ...