Danh mục

Tham vấn tâm lí cho nạn nhân bị mua bán trong quá trình nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nạn nhân của mua bán người trải qua các hành vi bạo lực và sự ngược đãi của những kẻ mua bán người. Họ phải chịu đựng các sang chấn và bệnh tật dai dẳng. Họ có nhu cầu được tham vấn và chữa trị những tổn thương thể chất và tinh thần. Công tác tham vấn có thể diễn ra dưới các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham vấn tâm lí cho nạn nhân bị mua bán trong quá trình nạn nhân tái hòa nhập cộng đồngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0045Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 169-174This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THAM VẤN TÂM LÍ CHO NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRONG QUÁ TRÌNH NẠN NHÂN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG Nguyễn Bá Đạt Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Nạn nhân của mua bán người trải qua các hành vi bạo lực và sự ngược đãi của những kẻ mua bán người. Họ phải chịu đựng các sang chấn và bệnh tật dai dẳng. Họ có nhu cầu được tham vấn và chữa trị những tổn thương thể chất và tinh thần. Công tác tham vấn có thể diễn ra dưới các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình. Tùy vào từng giai đoạn của quá trình trở về, mức độ khủng hoảng tâm lí, các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nạn nhân, các hình thức tham vấn được thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với mỗi nạn nhân. Từ khóa: Mua bán người, sức khỏe tâm thần, tham vấn.1. Mở đầu Nạn nhân của mua bán người sau khi thoát khỏi tình cảnh bị bóc lột, sức lao động, nô lệtình dục có nhiều biểu hiện cho thấy bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Nổi bật nhất là tìnhtrạng suy nhược về cơ thể và khủng hoảng tâm lí, trầm trọng hơn nạn nhân có thể bị rối loạn nhâncách – một dạng rối loạn tâm thần. Sự ốm yếu, suy nhược cơ thể và khủng hoảng tâm lí – xã hộihay rối loạn nhân cách là hậu quả tất yếu của việc nạn nhân phải trải qua và chịu đựng một loạtcác hành vi như bị đe dọa, đánh đập khi có ý định bỏ trốn, bị nhốt trong phòng kín hoặc bị cô lậpkhỏi môi trường xã hội, bị bóc lột và biến thành nô lệ tình dục trong các nhà chứa; phải tiếp kháchquá sức ngay cả những ngày ốm đau, bị bán làm vợ cho người khác, bị thu hết giấy tờ tùy thân vàtiền bạc (Nations Unies, 2010; 2012 [3, 4]). Từ kết quả tổng quan tài liệu nghiên cứu về thực trạng mua bán người hiện nay, cộng vớikinh nghiệm làm tham vấn – trị liệu tâm lí cho những khách hàng bị tổn thương tâm lí sau sangchấn, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích lí do tại sao phải tham vấn sức khỏe tâmthần cho nạn nhân bị mua bán sau khi thoát khỏi tình trạng bị xâm hại, bóc lột – nô lệ tình dục vànhững vấn đề đặt ra trong công tác tham vấn cho nạn nhân tại cộng đồng. Bài viết tập trung phântích các vấn đề sức khỏe tâm thần, các hình thức tham vấn tâm lí cho nạn nhân bị mua bán tại ngaytại cộng đồng khi họ trở về, tái hòa nhập cộng đồng.Ngày nhận bài: 1/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016Liên hệ: Nguyễn Bá Đạt, e-mail: datnb@ussh.edu.vn 169 Nguyễn Bá Đạt2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số vấn đề sức khỏe tâm thần cản trở nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng Tái hòa nhập cộng đồng là sự trở về và hòa nhập với cộng đồng nơi cá nhân đã sinh sốngcùng trong một thời gian dài trước khi ra đi. Đối với nạn nhân bị mua bán, tái hòa nhập cộng đồnglà sự trở về, thích ứng và hội nhập trở lại với môi trường văn hóa, xã hội của cộng đồng nơi họ sinhra và lớn lên hoặc nơi họ đã từng sinh sống trong một thời gian khá dài trước khi rơi vào tình trạngbị mua bán. Giai đoạn tái hòa nhập diễn ra từ 3 – 6 tháng, cũng có thể kéo dài từ 1-2 năm. Tái hòanhập cộng đồng của nạn nhân bị mua bán phụ thuộc vào chính năng lực và những vấn đề của nạnnhân đang phải đối mặt và sự giúp đỡ của cộng đồng, các tổ chức xã hội, chính quyền cơ sở và giađình. Những vấn đề sức khỏe tâm thần dưới đây là các vấn đề cá nhân cản trở sự tái hoàm nhậpcộng cộng của nạn nhân. Trạng thái nhiễu tâm: nạn nhân không quan tâm nhiều đến những vấn đề cá nhân như tìnhtrạng sức khỏe, bệnh tật, hành vi ứng xử đúng mực với những người xung quanh, cảm xúc cùnmòn hoặc dễ thay đổi cảm xúc biểu hiện rõ nhất là trạng thái buồn, vui lẫn lộn, dễ nổi cáu, khôngthể diễn đạt thành lời những cảm giác của chính bản thân. Thu mình, né tránh các hoạt động xã hội: nạn nhân có xu hướng tách mình ra khỏi các mốiquan hệ liên cá nhân, không cảm thấy vui và có sự say mê trong cuộc sống hàng ngày, miễn cưỡngkhẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai trò xã hội, thu động và nhút nhát trong các hoạt độngcủa gia đình, cộng đồng và xã hội. Kém thích ứng xã hội: nạn nhân khó thích ghi với những thay đổi từ môi trường xã hội nơinạn nhân sinh sống trước khi rơi vào tình trạng bị mua bán và những thay đổi ở người thân. Nạnnhân cũng tỏ ra thiếu sự kiên nhẫn, chịu đựng, hiểu và chấp nhận những quan điểm trái chiều haycác kiểu sống khác. Sự kém thích ứng xã hội như vậy dẫn đến nạn nhân có xu hướng rời khỏi quêhương, gia đình và tìm kiếm một môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: