Thông tin tài liệu:
Hai cơ quan làm nhiệm vụ thải trừ thuốc là gan và thận. Gan thải trừ thuốc bằng sự chuyển hóa tạo thành chất khác và thuốc bị chuyển hóa vẫn còn trong cơ thể, trong khi thận thải trừ bằng cách loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Trong quá trình loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể, hoạt động của thận sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, nói nôm na là “thận hại thuốc”. Ngược lại, thận tiếp xúc và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể thì chính nó cũng bị thuốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thận hại thuốc, thuốc hại thận Thận hại thuốc, thuốc hại thậnHai cơ quan làm nhiệm vụ thải trừ thuốc là gan và thận. Gan thải trừ thuốc bằng sựchuyển hóa tạo thành chất khác và thuốc bị chuyển hóa vẫn còn trong cơ thể, trongkhi thận thải trừ bằng cách loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Trong quátrình loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể, hoạt động của thận sẽ ảnh hưởng đến tác dụngcủa thuốc, nói nôm na là “thận hại thuốc”.Ngược lại, thận tiếp xúc và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể thì chính nó cũng bị thuốcgây những tổn thương hoặc làm suy giảm chức năng và nói tắt là “thuốc hại thận”.Thận hại thuốcKhi thận hoạt động bình thường thì sự đào thải thuốc là bình thường. Thận chỉ hạithuốc khi chức năng thận thay đổi, làm tác dụng điều trị của thuốc giảm đi hoặctác dụng phụ có hại của thuốc tăng lên.Khi chức năng bài tiết của thận giảm đi có thể làm giảm gắn kết thuốc với protein(chủ yếu là albumin) có trong máu khi thuốc được phân bố đi khắp cơ thể. Sựgiảm gắn kết protein sẽ tăng lượng thuốc tự do có trong máu, gây tăng tác dụngđiều trị của thuốc và cũng tăng cả tác dụng phụ có hại. Điển hình của thuốc giảmsự gắn kết protein máu đưa đến phầntự do có trong máu tăng khi chức năng thậngiảm là phenytoin chống động kinh. Do phần tự do của phenytoin có tác dụngdược lý tăng nên nồng độ toàn phần để thuốc có tác dụng điều trị phải giảm đểkhông làm hại.Khi chức năng bài tiết của thận giảm đi có thể làm thay đổi hoặc giảm chuyển hóathuốc ở gan. Điển hình của thận hại thuốc kiểu này là thuốc trị tim mạchpropranolol, nicardipin. Khi giảm chuyển hóa ở gan tức sự thải trừ thuốc giảm, đòihỏi phải giảm liều dùng, nếu dùng liều thông thường có khi là có hại do tác dụngdược lý của thuốc tăng lên.Khi chức năng bài tiết của thận giảm đi có thể làm tăng tính nhạy cảm với thuốc.Các thuốc như thuốc phiện, thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc ngủbarbiturat, phenothiazin đều tăng tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương ở ngườimà chức năng thận thận giảm so với người chức năng thận bình thường. Nguyênnhân chưa rõ nhưng cũng có thể do tăng tính thấm của hàng rào máu – não. Cácthuốc hạ huyết áp cũng thường gây hạ huyết áp tư thế nhiều hơn ở người suy thận,có thể là do thay đổi cân bằng natri trong máu.Trong trường hợp “thận hại thuốc” kể ở trên hay “thuốc hại thận” kể sau này, phảiđiều chỉnh liều dùng thuốc để an toàn cho người bệnh. Đối với nhiều loại thuốcmà tác dụng phụ chỉ liên quan rất ít hoặc không liên quan đến liều dùng thì thườngkhông phải tính liều điều chỉnh một cách thật chính xác khi chức năng thận suygiảm mà chỉ cần một phác đồ giảm liều đơn giản. Đối với các thuốc độc hại hơn,có khoảng an toàn hẹp thì khi thận suy phải điều chỉnh liều dựa vào mức lọc cầuthận. Tổng liều duy trì hàng ngày của mỗi thuốc có thể giảm xuống bằng cách hạthấp liều dùng hàng ngày hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều (nhịp cho thuốctrong ngày thưa hơn). Trong bệnh viện, giới chuyên môn phải tính toán rất kỹ đểđiều chỉnh liều thuốc ở người có chức năng thận suy giảm. Trong quá trình điều trịphải thăm dò liều cẩn thận, dựa trên đáp ứng lâm sàng và định lượng nồng độthuốc trong huyết tương.