Mặc dầu khốn khó và tàn tật, trước kia hắn đã từng được biết những ngày khấm khá hơn. Năm mười lăm tuổi, hắn bị xe nghiền nát hai chân trên đường cái đi Varville. Từ đó, hắn đi ăn mày lê lết trên các ngả đường, qua sân các trại ấp, đu người trên đôi nạng làm hai vai hắn so lên đến mang tai. Đầu hắn như tụt vào giữa hai ngọn núi. Là một đứa trẻ được cha xứ ở Billettes tìm thấy trong một cái hố, đêm hôm trước ngày lễ Vong nhân, hắn được đặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thằng ăn mày Thằng ăn màyMặc dầu khốn khó và tàn tật, trước kia hắn đã từng được biết những ngày khấm khá hơn.Năm mười lăm tuổi, hắn bị xe nghiền nát hai chân trên đường cái đi Varville. Từ đó, hắnđi ăn mày lê lết trên các ngả đường, qua sân các trại ấp, đu người trên đôi nạng làm haivai hắn so lên đến mang tai. Đầu hắn như tụt vào giữa hai ngọn núi.Là một đứa trẻ được cha xứ ở Billettes tìm thấy trong một cái hố, đêm hôm trước ngày lễVong nhân, hắn được đặt tên là Nicholas Toussaint, được nuôi làm phúc, chẳng biết họchành là cái gì, bị què quặt sau khi uống vài cốc rượu mạnh của bác làm bánh mì tronglàng mời – chuyện đùa để cười chơi – và, từ đấy, trở thành kẻ du đãng, hắn chẳng biếtlàm gì khác ngoài việc ngửa tay đi ăn xin.Ngày xưa, bà nam tước Avary thí bỏ cho hắn ngủ trong một thứ cũi chó đầy rơm rạ, bêncạnh chuồng gà, trong cái trại giáp liền với lâu đài; và vào những ngày đói kém lớn, hắnchắc chắn lúc nào cũng có được một mẩu bánh mì và một cốc rượu táo ở trong bếp.Thường khi vào bếp hắn lại còn nhận được vài xu của bà cụ quý tộc từ trên bậc thềmhoặc từ cửa sổ buồng cụ vứt xuống cho. Bây giờ thì bà cụ mất rồi.Trong các làng, người ta chẳng còn cho hắn được mấy hột: người ta nhẵn mặt hắn quá đirồi; từ bốn chục năm nay nhìn thấy hắn vác cái thân hình rách rưới và méo mó trên đôichân gỗ đi hết nhà nọ sang nhà kia, người ta đã chán hắn. Vậy mà hắn chẳng muốn rời đi,vì trên trái đất hắn chẳng biết nơi nào khác ngoài cái vùng này gồm ba, bốn xóm là nơihắn đã kéo lê cuộc sống cùng khổ của hắn. Hắn đã đặt ranh giới cho đời ăn xin của hắnvà có lẽ hắn sẽ chẳng bao giờ đi quá những giới hạn mà xưa nay hắn vẫn không vượt qua.Hắn không biết thế giới có còn trải dài xa nữa không sau những hàng cây chắn tầm mắthắn. Hắn không hề tự hỏi điều đó. Và khi bà con nông dân, chán ngấy vì lúc nào cũnggặp hắn ở bờ đồng, bờ mương của họ, kêu lên bảo hắn:- Tại sao mày không chịu đi sang các làng khác, mà cứ khập khà khập khiễng quanh đâymãi thế hử?Thì hắn chẳng nói chẳng rằng lảng đi, mơ hồ cảm thấy sợ sự xa lạ, cái sợ của kẻ nghèokhó mờ mờ lo ngại nghìn thứ, những bộ mặt mới, những lời chửi rủa, những cái nhìnnghi kỵ của những người không biết hắn, và các ông sen đầm cứ đi từng đôi trên đườngcái và làm cho hắn, theo bản năng, phải chui vào các bụi rậm hoặc nấp vào sau nhữngđống sỏi.Nhác trông thấy họ ở xa, lấp loáng dưới ánh nắng, hắn bỗng nhanh nhẹn lạ thường, nhanhnhẹn như một con quái vật tìm chỗ ẩn. Hắn buông đôi nạng té nhào xuống như mảnh giẻrách, rồi thu tròn mình lại, trở nên bé tí xíu, không trông thấy được, nằm rạp như con thỏrừng trong hang, những tã rách nâu của hắn lẫn vào màu đất.Tuy nhiên, chẳng bao giờ hắn có chuyện lôi thôi với bọn họ. Nhưng hắn mang cái đótrong dòng máu, tựa hồ hắn thừa hưởng cái sợ ấy và cái mưu mẹo ấy của cha mẹ hắn, màhắn không hề biết là ai.Hắn chẳng có nơi nào nương thân, không có nhà, không có lều, không có chỗ trú mưanắng. Mùa hè, hắn ngủ khắp nơi, mùa đông hắn lẻn vào hầm các kho thóc hoặc vào cácchuồng bò một cách rất tài. Bao giờ hắn cũng tếch trước khi người ta biết có hắn ở đó.Hắn biết những lỗ hổng để chui vào các nhà; và cánh tay hắn quen dung đôi nạng thànhra khỏe lạ thường, nên chỉ nhờ sức tay mà hắn leo lên được tận các kho chứa cỏ, đôi khihắn ở lì trên đó bốn năm ngày liền, nếu hắn đã xin được đủ lương ăn.Hắn sống như thú rừng, giữa mọi người, chẳng quen ai, chẳng yêu ai, bà con nông dânđối với hắn chỉ có một thái độ khinh bỉ thờ ơ và thù ghét nhẫn nhục. Người ta đặt cho hắnbiệt hiệu thằng “Chuông”, vì hắn đánh đu giữa đôi nạng gỗ như một cái chuông giữa đôiquai vậy.Đã hai hôm nay, hắn chưa được miếng nào vào bụng. Chẳng ai cho hắn cái gì. Người tađã đến cái nước không thể chịu được hắn nữa rồi. Các bà nông dân đứng trên ngưỡngcửa, nhác thấy hắn từ xa đã tru tréo lên:- Mày có xéo đi không, đồ khốn! Mới ba hôm nay tao đã chẳng cho mày một miếng bánhmì đó là gì?Thế là hắn quay nạng, đi sang nhà bên cạnh, ở đấy người ta cũng tiếp đón hắn y như thế.Các bà nói từ cửa nhà nọ sang cửa nhà kia:- Dẫu sao đi nữa cũng không thể nào nuôi báo cô cái thằng đại lãn ấy quanh năm được.Tuy nhiên ngày nào thì thằng đại lãn ấy cũng cứ cần phải ăn.Hắn đã đi khắp Saint-Hilaire, Varville và Billettes mà chẳng được một đồng xu hay mộtmẩu bánh hẩm nào. Hắn chỉ còn hi vọng ở Tournolles thôi: nhưng phải đi những hai dặmtrên đường cái, mà hắn thì mệt lả không lê đi nổi được nữa, bụng rỗng tuếch mà cái túithì cũng trống không.Nhưng hắn cũng cứ đi.Bấy giờ là vào tháng chạp, gió lạnh thổi ào ào trên cánh đồng, rít trong những cành câytrụi lá: mây lồng lộn bay qua bầu trời thấp và u ám, vội vã không biết về đâu. Chú què đithong thả, nặng nhọc chuyển dịch từng chiếc nạng một, nhún mình trên cái chân vặn vẹocòn lại, bàn chân khoèo quấn một mảnh giẻ rách.Thỉnh thoảng hắn lại ngồi xuống bờ rãnh bên đường nghỉ vài phút. Cái đói gieo một nỗikhổ não vào tâm h ...