Danh mục

Thành bại với cái tên

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.83 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc chọn và đặt một cái tên cho một tổ chức, một sản phẩm hay một dịch vụ là việc vô cùng quan trọng. Cái tên ấy là tài sản vô giá có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại về lĩnh vực mà nó hướng đến. Theo phong thuỷ, để có một cái tên thành công cần tuân theo những nguyên tắc nhất định của tự nhên …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành bại với cái tên Thành bại với cái tên Việc chọn và đặt một cái tên cho một tổ chức, một sản phẩm hay một dịch vụ là việc vô cùng quan trọng. Cái tên ấy là tài sản vô giá có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại về lĩnh vực mà nó hướng đến. Theo phong thuỷ, để có một cái tên thành công cần tuân theo những nguyên tắc nhất định của tự nhên … Đặt tên theo cách thông thường Thói quen thông thường để tìm chọn và đặt một cái tên cho một tổ chức hoặc một sản phẩm mới sắp ra đời là chủ nhân thường đi theo một quy định khá thú vị và riêng biệt. Đôi lúc ngay từ đầu chủ nhân đã có một cái tên thật hoàn hảo khi nói ra ai cũng công nhận là nó thích hợp và cũng có lúc cả một tập thể doanh nghiệp “vò đầu bứt tai” và đề cử cả núi cái tên được đưa ra nhưng cuối cùng cũng không chọn lựa được. Hoặc cũng có các chủ doanh nghiệp nhờ đến các công ty quảng cáo tư vấn và đặt cho một cái tên theo kiểu Marketing và Thị trường. Thông thường việc đặt tên này ở các công ty quảng cáo thường được các Copywiter (người viết ý tưởng quảng cáo) thực hiện. Việc đặt tên này các nhà quảng cáo thường định hướng theo hướng thị trường nhiều hơn là cân nhắc cái tên ấy theo các qui luật đặt tên của Âm dương và Ngũ hành … Họ thường đặt tên nặng về cách chơi chữ, cách tìm kiếm sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các yếu tố cơ bản như: sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ đó là mục đích gì, khách hàng sẽ nhận được gì từ sản phẩm và dịch vụ đó hoặc điều gì khiến sản phẩm và dịch vụ đó độc đáo. Họ thường chọn những cái tên dễ đọc, dễ nhớ và tránh xa ý nghĩa tiêu cực, nhạy cảm và tránh trùng với các sản phẩm và dịch vụ đã có trước để chắc chắn được các cơ quan thẩm quyền cho phép sử dụng… Tuy nhiên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp vẫn tiến hành đặt tên theo trình tự và bài bản này nhưng sản phẩm và dịch vụ vẫn không mang lại thành công. Những trường hợp đó với quan điểm và kiến giải của phong thuỷ thì rất có thể cái tên ấy tự nó đã có những nghịch lý với ân dương, ngũ hành và với cấu trúc tự nhiên của bản thân cái tên ấy. Đặt tên theo phong thuỷ Theo phong thuỷ, tên chính là một dạng phù hiệu đại diện cho một con người, một sản phẩm (cá nhân) hay một tổ chức (pháp nhân). Phù hiệu này có những tiềm lực tự nhiên chi phối và ảnh hưởng đến “vận mệnh” hay sự thành công của sản phẩm và tổ chức ấy. Theo phong thuỷ, cái tên được chia làm 2 phần: Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Việc đặt tên trước hết cần phân tích kỹ sự tương quan về Lý và Khí, sau đó tổng hợp xem chúng có quán thông với nhau hay không. Kế đó là xem xét sự tương sinh, tương khắc hay bình hoà và sự phối hợp của ngũ hành của ý nghĩa cái tên ấy. Nghĩa là dựa theo ý nghĩa của tên, tên phải phản ánh được những ước vọng tốt đẹp hoặc phản ánh quan điểm kinh doanh, tiêu chí hằnh động của doanh nghiệp. Cái tên phải biểu hiện được sự thành công, may mắn, thể hiện ước muốn tiến tới sự hoàn hảo vững bền trong suốt quá trình vận động của sản phẩm hay tổ chức ấy… Một cái tên phải cân bằng về Âm Dương, cần tránh tên chỉ thuần Âm hoặc thuần Dương như những tên có nhiều vần trắc là thuần Dương, nhiều vần bằng là thuần Âm. Ngoài ra phong thuỷ còn dựa vào số lượng chữ cái để tính số Lý rồi thông qua số đó để lập thành quẻ. Một cái tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Trường hợp tên doanh nghiệp là “Đại Phát” thì chia làm 2 phần. Phần 1 là: “Đại” và phần 2 là “Phát”. Nếu tên doanh nghiệp gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, tè thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Đại Phát Tài” thì “Đại Phát” là phần 1 và “Tài” là phần 2. Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là một đơn vị, mỗi dấu câu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) cũng được tính là 1 đơn vị. Các dấu móc như ă, â, ư, ê…. thì không tính vẫn coi như là a, u, e và xem là một đơn vị… Sau khi có số chữ của 2 phần thì tiến hành lập quẻ theo số của Tiên thiên bát quái. Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Trường hợp tên doanh nghiệp là Đại Phát gồm 2 phần là 4/5 đối chiếu 64 quẻ bát quái ta có 4/5 là quẻ Hằng, dự báo vận thế và tương lai khá tốt đẹp cho tổ chức hoặc dịch vụ sắp ra đời ấy… Các trường hợp tên như “Tân Đại Phát” là 7/5 được quẻ Cổ. Trường hợp tên “Tân Long” số Lý là 3/4 được quẻ Phệ Hạp. Quẻ Phệ Hạp với ý nghĩa là có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn, vì vậy nó phù hợp với các chiến lược hoặc sản phẩm kinh doanh ngắn hạn. Quẻ này cho thấy tên Tân Long phù hợp cho những sản phẩm đắc dụng cho một thời điêmt nào đó trong năm (những cái tên có số Lý 3/4 - quẻ Phệ Hạp rất phù hợp với loại hình như kinh doanh vé số, bánh Trung thu, các sản phẩm phục vụ tết…). Khảo sát các tên dự định đặt và đối chiếu sách bát quái, trường hợp nào nếu thấy số Lý của tên rơi vào quẻ xấu thì việc kinh doanh không có lợi, cần phải chọn cái tên khác sao cho số lượng chữ cái rơi vào quẻ tốt và đặc biệt là phù hợp với ngũ hành bổn mạng của chủ nhân. Ngoài ra phong thuỷ còn có một cách đặt tên và dự đoán nhanh khác, đó là chia người đứng đầu doanh nghiệp theo 2 nhóm, là người Đông và Tây tứ mệnh. Người thuộc Đông tứ mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Người thuộc Tây tứ mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn… Theo cách này nghĩ là chọn cái tên dự định đặt sao cho có số lượng chữ cái tương ứng vào các quẻ trên là hoàn toàn thuận hợp, rất bền vững cho việc kinh doanh. Lời kết Khi tiến hành những việc đại sự, nhất là trong kinh doanh ai cũng mong muốn “đứa con tinh thần” của mình khoẻ mạnh và thành đạt. Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt hiện nay một cái tên của tổ chức, dịch vụ hay một sản phẩm ra đời phù hợp với các xu hướng hiện đại và với các quy luật tự nhiên thì chắc chắn hứa hẹn một tương lai sáng lạng cho doanh nghiệp… Một cái tên đẹp, ấn tượng, gây được nhiều thiện cảm với khách hàng và lưu vào “bộ nhớ” của người tiêu dùng chính là tài sản vô giá trong kinh doanh. Và đương nhiên để có được “thương hiệu” ấy doanh nghiệp cần có những kế hoạch xây dựng dài hơi ...

Tài liệu được xem nhiều: