Danh mục

Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công cụ khoa học hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thống thu gom theo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giải quyết các vấn đề đang tồn đọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HIỆP AN Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công cụ khoa học hệ thống thông tinđịa lý (GIS) trong công tác quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tạiphường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạtđộng thu gom CTRSH được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thốngthu gom theo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giảiquyết các vấn đề đang tồn đọng. Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa 21 tuyến thu gom toànphường, và các đối tượng liên quan là người dân, công nhân thu gom, cán bộ quản lý môitrường tại phường để tìm hiểu về những thuận lợi và bất cập trong công tác thu gom. Từ cácthông tin nghiên cứu thu thập được, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ chuyên đề hiện trạngcông tác thu gom CTRSH của phường Hiệp An. Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, công tác thu gom, GIS, hệ thống thug om, bản đồtuyến thu gom1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo đánh giá sơ bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Dầu Một, khốilượng CTRSH phát sinh tại phường Hiệp An là khoảng 14 tấn/ngày (2020). Do đó, vấn đề quảnlý chất thải rắn (CTR) đã trở thành vấn đề bức xúc và cần được quan tâm đúng mức hơn. Việcthu gom CTRSH tại phường Hiệp An chủ yếu do 12 công nhân thuộc khối dân lập đảm nhiệm.Lực lượng này thu gom theo từng hộ gia đình, trong các hẻm nhỏ với thời gian và các tuyến thugom không cố định, phương tiện thu gom thường được sử dụng là xe ba gác máy. Các dữ liệuthông tin địa lý liên quan tới công tác quản lý thu gom chưa được hiển thị trực quan để ngườiquản lý có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động thu gom. Điều này gây khó khăn cho các nhà quảnlý môi trường tại phường Hiệp An trong công tác kiểm tra, cập nhật số liệu, theo dõi tình hìnhthu gom. Việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp nhà quản lý có cái nhìn nhanh vàchính xác hơn những thay đổi của đối tượng quản lý theo không gian và thời gian. Chính vìvậy, tôi chọn đề tài “Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phườngHiệp An” để thực hiện nghiên cứu. Việc ứng dụng công cụ GIS trong công tác quản lý hệ thốngthu gom rác thải sinh hoạt tại phường Hiệp An là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạt độngthu gom CTRSH được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thống thu gomtheo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giải quyếtcác vấn đề đang tồn đọng. 6172. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào hiện trạng công tác thu gom CTRSH tại phường Hiệp An và ứngdụng GIS vào việc quản lý hệ thống thu gom CTRSH tại phường. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng thu gom CTRSH tại phường Hiệp An. - Xây dựng bản đồ hiện trạng quản lý công tác thu gom CTRSH tại phường Hiệp An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp khảo sát thực địa Đối tượng được khảo sát bao gồm: mỗi tuyến thu gom chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình,phỏng vấn nhanh 14 công nhân thu gom CTRSH và 2 cán bộ phòng Môi trường của phường,thực địa theo lộ trình 21 tuyến thu gom CTRSH tại khu vực nghiên cứu. Nội dung khảo sát:hình thức tổ chức thu gom, cách thức phát thải CTRSH trước khi được thu gom; phương tiện,thiết bị, dụng cụ: chủng loại, tải trọng; công nhân thực hiện thu gom; vị trí, diện tích của bãi tậpkết; tần suất, thời gian, lộ trình thu gom. Phương pháp xây dựng bản đồ Thành lập bản đồ hiện trạng quản lý công tác thu gom CTRSH Tác giả sử dụng phần mềm ArcGIS 10.4 để tạo lập cơ sở dữ liệu cho khu vực nghiên cứu,xây dựng các bản đồ thành phần: bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu, bản đồ thể hiện tuyếnthu gom qua việc sử dụng mục ArcMap cho công tác thu gom để thành lập bản đồ hiện trạngmạng lưới thu gom CTRSH. Quy trình thành lập bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH trên địabàn phường Hiệp An được thể hiện ở sơ đồ sau: Thu thập bản đồ hành chính phường Hiệp An Đối soát, kiểm tra thực địa Thành lập bản đồ nền Số hóa bản đồ Chồng xếp các lớp bản đồ Nhập thuộc tính cho các đối tượng Xây dựng bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH Hệ thống ký hiệu, bảng chú giải In ấn Vị trí điểm tập kết CTRSH Tuyến thu gom Sơ đồ 1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: