Danh mục

Thành phần loài và mật độ động vật nổi trong hệ thống kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.15 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu sự biến động khu hệ động vật nổi trong các kênh rạch nội đô của thành phố là biện pháp hữu hiệu trong bảo tồn đa dạng sinh học thủy sinh vật, đồng thời những số liệu đa dạng sinh học của các nhóm loài thủy sinh vật sẽ là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường nước kênh rạch bằng phương pháp sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài và mật độ động vật nổi trong hệ thống kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ ĐỘNG VẬT NỔI TRONG HỆ THỐNG KÊNH RẠCH NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Vĩnh Hoàng, Huỳnh Vũ Ngọc Quý, Huỳnh Đức Khanh, Trần Trọng, Đỗ Thị Bích Lộc Viện Kỹ thuật Biển Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành Tp. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 76 km với 5 lưu vực chính bao gồm hệ thống các kênh: Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hủ-Bến Nghé, kênh Đôi-kênh Tẻ, Tham Lương-Vàm Thuật. Các hệ thống kênh này có vai trò quan trọng đối với thành phố trong việc tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, giao thông đường thủy và đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thoát nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đã làm các hệ thống kênh rạch này trở nên ô nhiễm và bị bồi lấp đi. Điều này tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái của các loài thủy sinh vật sống trong các kênh rạch này, trong đó có nhóm loài động vật nổi. Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến động khu hệ động vật nổi trong các kênh rạch nội đô của thành phố là biện pháp hữu hiệu trong bảo tồn đa dạng sinh học thủy sinh vật, đồng thời những số liệu đa dạng sinh học của các nhóm loài thủy sinh vật sẽ là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường nước kênh rạch bằng phương pháp sinh học. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá khu hệ động vật nổi trong hệ thống kênh rạch nội đô Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên cần thiết. Bài báo này trình bày về thành phần loài và mật độ nhóm Động vật nổi trong hệ thống kênh rạch nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời ghi nhận mới hai loài cho khu hệ động vật nổi Việt Nam. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu Động vật nổi được thu vào hai đợt tháng 4 (mùa khô) và tháng 9 (mùa mưa) năm 2016. Trong đó, đợt thứ nhất từ ngày 3-5/4, đợt thứ hai từ ngày 19-21/9. Bảng 1 Tọa độ các điểm thu mẫu trên hệ thống kênh rạch nội thành Tp. Hồ Chí Minh Tọa độ STT Khu vực Tên trạm Vĩ độ Kinh độ 1 Cầu số 1 10°4735.31 106°3934.67 2 Cầu Lê Văn Sỹ 10°4708.48 106°4052.71 Kênh Nhiêu Lộc 3 - Thị Nghè Chùa Hải Đức 10°4749.14 106°4109.64 4 Cầu Điện Biên Phủ 10°4736.86 106°4200.79 5 Cầu Thị Nghè 2 10°4730.77 106°4222.81 6 Cầu Mống 10°4605.14 106°4212.69 7 Kênh Tàu Hủ Cầu Chữ Y 10°4504.11 106°4102.32 8 - Bến Nghé Cầu Chà Và 10°4454.33 106°3937.19 9 Rạch Ruột Ngựa 10°4400.21 106°3801.90 10 C. Nhị Thiên Đường 10°4429.41 106°3920.55 Kênh Đôi - Tẻ 11 Cảng Phú Định 10°4226.95 106°3637.50 12 Kênh Tân Hoá Cầu Ông Buông 10°4515.33 106°3812.63 13 -Lò Gốm Cống Hòa Bình 10°4557.98 106°3808.65 14 Kênh Tham Lương - Cầu Tham Lương 10°4931.81 106°3743.03 15 Vàm Thuật Cầu An Lộc 10°5103.93 106°4044.73 193. TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT Trong mỗi đợt khảo sát, chúng tôi tiến hành thu mẫu tại 15 điểm phân bố đều trên các hệ thống kênh rạch nội thành. Mỗi điểm mẫu được thu theo mặt cắt ngang của kênh tại 3 vị trí: trái, phải, giữa. Tại mỗi vị trí, thu mẫu định lượng bằng cách dùng xô múc 10 lít nước kênh và lọc qua lưới thu mẫu Động vật nổi (kích thước mắt lưới 20 µm), phần nước còn lại trong lưới (khoảng 50 ml) cho vào lọ nhựa nhỏ có dung tích 200 ml đã viết nhãn thông tin thời gian, địa điểm thu mẫu. Sau đó cố định mẫu bằng formol với liều lượng sao cho nồng độ formol cuối cùng trong ...

Tài liệu được xem nhiều: