Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 152.96 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghĩ cũng vui, cái duyên thơ Thanh Thảo - Chế Lan Viên thời chống Mỹ có gì giống với Xuân Diệu - Thế Lữ thời tiền chiến. Khi vừa nhận được chùm thơ lạ ký tên Xuân Diệu gửi đến báo Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn, mắt xanh của con-hổ-nhớrừng đã thấy ra chàng hoàng tử tương lai của Thơ mới rồi. Nhưng chúa sơn lâm vẫn nán mai phục thêm chút (tất nhiên không phải để xơi tái con mồi như những con hổ khác!) nên chưa vội lăng-xê. Không lâu sau, nhiều bài nữa đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân Nghĩ cũng vui, cái duyên thơ Thanh Thảo - Chế Lan Viên thời chống Mỹ có gìgiống với Xuân Diệu - Thế Lữ thời tiền chiến. Khi vừa nhận được chùm thơ lạ ký tênXuân Diệu gửi đến báo Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn, mắt xanh của con-hổ-nhớ-rừng đã thấy ra chàng hoàng tử tương lai của Thơ mới rồi. Nhưng chúa sơn lâm vẫn nán mai phục thêm chút (tất nhiên không phải để xơitái con mồi như những con hổ khác!) nên chưa vội lăng-xê. Không lâu sau, nhiều bàinữa đã liên tiếp gửi đến, tức thì Thế Lữ hoan hỉ loan báo về Xuân Diệu bằng nhữnglời trọng đại “Loài người hãy hiểu con người ấy!”. Xem tiếp những hồi sau, người đờiđã rõ: những gì diễn ra với Xuân Diệu đều y chang tiên đoán của Thế Lữ. Còn ChếLan Viên, bấy giờ đang trông coi trang thơ ở tờ Tác phẩm mới của Hội Nhà văn. Mộthôm, đến tay ông bài thơ lạ gửi ra từ chiến trường. Thấy rõ là một bài thơ thật hay, thếmà chả hiểu sao, ông lại nghĩ nó đau thương quá, nên... cũng không cho in, và... cũngnán đợi. Thì ra, những con hổ về già đều quá là thận trọng! Một độ sau, vượt qua baobom đạn, một loạt bài mới của tác giả kia lại về được đến thủ đô. Đến lúc này, thì ChếLan Viên đã bạo tay làm phắt một việc xưa nay chưa từng làm, mà cũng chưa từng có:lăng-xê hẳn một chùm cực sai quả, nhiều tới tận mười ba bài! Ông ưu ái cá nhân? Ôngưu tiên chiến trường? Ông rộng tay với cánh trẻ? Có thể thế, cũng có thể không. Màcó khi chỉ đơn giản: phải làm đến thế ông mới đành, mới đã cũng nên. Thi đàn chống Mỹ, từ đấy, có Thanh Thảo. 1. Lấp lánh chất người Tôi đã hỏi Thanh Thảo, cái bài đầu lòng duyên may phận rủi đó là gì. Mới haylà bài Thử nói về Hạnh phúc. Đọc nó, cứ tiếc, giá hồi ấy Chế Lan Viên đừng e ngạiquá, cứ mạnh dạn in thì còn đã biết mấy! Vì sao ư? Vì nó hay. Vì nó đau thương màrắn rỏi! Và vì ngay từ đó, Thanh Thảo đã là Thanh Thảo rồi. Nghĩa là quan niệm nhânsinh, quan niệm thơ, lối tạo hình, giọng điệu, nhất là mối trăn trở của một đời thơ...chừng như đã định rồi. Tôi rất chú ý cái đoạn: hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước những câu hỏi chưa thể nào nguôi được mảnh đất hôm nay bè bạn chúng ta nằm nơi máu đổ phải sống bằng thực chất nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước thử lòng ta chung thuỷ vô tư nơi vỡ vụn dưới chân ta những mảng đêm hèn nhát những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người. Có người bảo Thanh Thảo là nhà thơ công dân, chỉ trăn trở chuyện bổn phậnvới dân nước, thời cuộc. Cũng đúng thôi. Cũng vẻ vang thôi. Những câu kia có thểlàm bằng. Nhưng e chưa thật trúng. Chính những tiếng thơ đầu đời đó còn chứa bằngchứng khác.Tôi quyết rằng, trước Thanh Thảo chưa có thi sĩ nào viết ra cái câu cuốikỳ kỳ vậy. Người khác có thể chỉ dừng ở “gương mặt ngẩng lên lấp lánh”. Với họ, thếlà đủ, là kiệm lời. Đã “lấp lánh”, lại còn “chất người”, thì lộ quá, thừa quá. NhưngThanh Thảo thì cứ phải là “lấp lánh chất người”. Thậm chí, cứ dứt khoát là “Nhữnggương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người”. Chữ “chất người” không chịu nằm yên ởtầng hàm ngôn. Nó cứ trồi lên, cứ nhất thiết phải hiển ngôn. Sao thế? Nó là nhãn tựcủa câu chăng? Không. Không phải nhãn tự của một câu thơ. Mà là nhãn tự của mộtđời thơ! Chẳng phải thế sao, chất người chính là nỗi trăn trở, niềm day dứt cả đờiThanh Thảo! Khi còn cầm súng, cũng thế. Khi chỉ chuyên cầm bút thôi, cũng thế:“Học làm người cao hơn núi non”(Những khoảng sáng khác nhau), “tôi yêu / chấtngười đầu tiên / những giọt sương lặn vào lá cỏ / qua nắng gắt qua bão tố / vẫn giữ lạicái mát lành đầy sức mạnh / vẫn long lanh bình thản trước vầng dương” (Bùng nổ củamùa xuân), “mong một ngày hiện rõ / chất thật mỗi con người”, “ta sẽ trở lại / conngười” dù biết con đường kia “dài hơn mọi con đường”, “phải trả giá cho mỗi phẩmchất người / dù rất nhỏ” (Đêm trên cát)... Rõ ràng, mối bận tâm của thi sĩ này khôngbó hẹp ở chất công dân, mà rộng lớn hơn, là chất người. Căn cốt của chất công dân làchủ nghĩa yêu nước, căn cốt của chất người là chủ nghĩa nhân văn. Nhân văn là tìnhyêu lớn, là chất nhân loại phổ quát của con người. Trong tình cảnh đất nước bị đe dọa,có thể chất công dân là phần nổi bật trong con người, thậm chí, đồng nhất với chấtngười. Song, trở về đời thường muôn thuở, chất công dân chỉ là tử số trên mẫu số lớnlà chất người. Như thế, quan tâm đến chất người viết hoa là quan tâm trực tiếp đến vẻ đẹpnhân văn. Là tiếp cận con người trên tinh thần nhân văn chủ nghĩa. Thêm một thi sĩchân chính xuất hiện là một tinh thần nhân văn mới nào đấy lên tiếng, đó là quy luật.Quy luật ấy không ngoại trừ Thanh Thảo. * Nhưng, có thi sĩ nào lại chẳng nói đến chất người, dù nhiều dù ít. Dừng ở haichữ “chất người” rất chung đó thôi, làm sao đủ hình dung Thanh Thảo! Vậy là cần đitiếp: chất người mà Thanh Thảo quan niệm là gì? Cũng ngay trong thi phẩm đầu taykia, dường như đã có câu trả lời: chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết! đêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc cưới ai thức trắng lội sình ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh ai trả nghĩa đời mình bằng máu màu đỏ thật không ồn ào máu lặng lẽ ướt đầm ngực áo Day dở mà quyết liệt đến thế này, chỉ có thể là tiếng nói khi cuộc chiến đã vàohồi khốc liệt nhất. Không còn bồng bột nông nổi, không thể đơn giản vô tư như hồiđầu. Người lính quý vô ngần sinh mệnh bản thân. Nhưng vẫn sẵn sàng xả thân. Xảthân lặng lẽ. Không phải vì vinh quang hay cuồng tín. Chỉ vì n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân Nghĩ cũng vui, cái duyên thơ Thanh Thảo - Chế Lan Viên thời chống Mỹ có gìgiống với Xuân Diệu - Thế Lữ thời tiền chiến. Khi vừa nhận được chùm thơ lạ ký tênXuân Diệu gửi đến báo Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn, mắt xanh của con-hổ-nhớ-rừng đã thấy ra chàng hoàng tử tương lai của Thơ mới rồi. Nhưng chúa sơn lâm vẫn nán mai phục thêm chút (tất nhiên không phải để xơitái con mồi như những con hổ khác!) nên chưa vội lăng-xê. Không lâu sau, nhiều bàinữa đã liên tiếp gửi đến, tức thì Thế Lữ hoan hỉ loan báo về Xuân Diệu bằng nhữnglời trọng đại “Loài người hãy hiểu con người ấy!”. Xem tiếp những hồi sau, người đờiđã rõ: những gì diễn ra với Xuân Diệu đều y chang tiên đoán của Thế Lữ. Còn ChếLan Viên, bấy giờ đang trông coi trang thơ ở tờ Tác phẩm mới của Hội Nhà văn. Mộthôm, đến tay ông bài thơ lạ gửi ra từ chiến trường. Thấy rõ là một bài thơ thật hay, thếmà chả hiểu sao, ông lại nghĩ nó đau thương quá, nên... cũng không cho in, và... cũngnán đợi. Thì ra, những con hổ về già đều quá là thận trọng! Một độ sau, vượt qua baobom đạn, một loạt bài mới của tác giả kia lại về được đến thủ đô. Đến lúc này, thì ChếLan Viên đã bạo tay làm phắt một việc xưa nay chưa từng làm, mà cũng chưa từng có:lăng-xê hẳn một chùm cực sai quả, nhiều tới tận mười ba bài! Ông ưu ái cá nhân? Ôngưu tiên chiến trường? Ông rộng tay với cánh trẻ? Có thể thế, cũng có thể không. Màcó khi chỉ đơn giản: phải làm đến thế ông mới đành, mới đã cũng nên. Thi đàn chống Mỹ, từ đấy, có Thanh Thảo. 1. Lấp lánh chất người Tôi đã hỏi Thanh Thảo, cái bài đầu lòng duyên may phận rủi đó là gì. Mới haylà bài Thử nói về Hạnh phúc. Đọc nó, cứ tiếc, giá hồi ấy Chế Lan Viên đừng e ngạiquá, cứ mạnh dạn in thì còn đã biết mấy! Vì sao ư? Vì nó hay. Vì nó đau thương màrắn rỏi! Và vì ngay từ đó, Thanh Thảo đã là Thanh Thảo rồi. Nghĩa là quan niệm nhânsinh, quan niệm thơ, lối tạo hình, giọng điệu, nhất là mối trăn trở của một đời thơ...chừng như đã định rồi. Tôi rất chú ý cái đoạn: hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước những câu hỏi chưa thể nào nguôi được mảnh đất hôm nay bè bạn chúng ta nằm nơi máu đổ phải sống bằng thực chất nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước thử lòng ta chung thuỷ vô tư nơi vỡ vụn dưới chân ta những mảng đêm hèn nhát những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người. Có người bảo Thanh Thảo là nhà thơ công dân, chỉ trăn trở chuyện bổn phậnvới dân nước, thời cuộc. Cũng đúng thôi. Cũng vẻ vang thôi. Những câu kia có thểlàm bằng. Nhưng e chưa thật trúng. Chính những tiếng thơ đầu đời đó còn chứa bằngchứng khác.Tôi quyết rằng, trước Thanh Thảo chưa có thi sĩ nào viết ra cái câu cuốikỳ kỳ vậy. Người khác có thể chỉ dừng ở “gương mặt ngẩng lên lấp lánh”. Với họ, thếlà đủ, là kiệm lời. Đã “lấp lánh”, lại còn “chất người”, thì lộ quá, thừa quá. NhưngThanh Thảo thì cứ phải là “lấp lánh chất người”. Thậm chí, cứ dứt khoát là “Nhữnggương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người”. Chữ “chất người” không chịu nằm yên ởtầng hàm ngôn. Nó cứ trồi lên, cứ nhất thiết phải hiển ngôn. Sao thế? Nó là nhãn tựcủa câu chăng? Không. Không phải nhãn tự của một câu thơ. Mà là nhãn tự của mộtđời thơ! Chẳng phải thế sao, chất người chính là nỗi trăn trở, niềm day dứt cả đờiThanh Thảo! Khi còn cầm súng, cũng thế. Khi chỉ chuyên cầm bút thôi, cũng thế:“Học làm người cao hơn núi non”(Những khoảng sáng khác nhau), “tôi yêu / chấtngười đầu tiên / những giọt sương lặn vào lá cỏ / qua nắng gắt qua bão tố / vẫn giữ lạicái mát lành đầy sức mạnh / vẫn long lanh bình thản trước vầng dương” (Bùng nổ củamùa xuân), “mong một ngày hiện rõ / chất thật mỗi con người”, “ta sẽ trở lại / conngười” dù biết con đường kia “dài hơn mọi con đường”, “phải trả giá cho mỗi phẩmchất người / dù rất nhỏ” (Đêm trên cát)... Rõ ràng, mối bận tâm của thi sĩ này khôngbó hẹp ở chất công dân, mà rộng lớn hơn, là chất người. Căn cốt của chất công dân làchủ nghĩa yêu nước, căn cốt của chất người là chủ nghĩa nhân văn. Nhân văn là tìnhyêu lớn, là chất nhân loại phổ quát của con người. Trong tình cảnh đất nước bị đe dọa,có thể chất công dân là phần nổi bật trong con người, thậm chí, đồng nhất với chấtngười. Song, trở về đời thường muôn thuở, chất công dân chỉ là tử số trên mẫu số lớnlà chất người. Như thế, quan tâm đến chất người viết hoa là quan tâm trực tiếp đến vẻ đẹpnhân văn. Là tiếp cận con người trên tinh thần nhân văn chủ nghĩa. Thêm một thi sĩchân chính xuất hiện là một tinh thần nhân văn mới nào đấy lên tiếng, đó là quy luật.Quy luật ấy không ngoại trừ Thanh Thảo. * Nhưng, có thi sĩ nào lại chẳng nói đến chất người, dù nhiều dù ít. Dừng ở haichữ “chất người” rất chung đó thôi, làm sao đủ hình dung Thanh Thảo! Vậy là cần đitiếp: chất người mà Thanh Thảo quan niệm là gì? Cũng ngay trong thi phẩm đầu taykia, dường như đã có câu trả lời: chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết! đêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc cưới ai thức trắng lội sình ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh ai trả nghĩa đời mình bằng máu màu đỏ thật không ồn ào máu lặng lẽ ướt đầm ngực áo Day dở mà quyết liệt đến thế này, chỉ có thể là tiếng nói khi cuộc chiến đã vàohồi khốc liệt nhất. Không còn bồng bột nông nổi, không thể đơn giản vô tư như hồiđầu. Người lính quý vô ngần sinh mệnh bản thân. Nhưng vẫn sẵn sàng xả thân. Xảthân lặng lẽ. Không phải vì vinh quang hay cuồng tín. Chỉ vì n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 311 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 161 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 74 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 62 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 42 0 0