Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 268.68 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt Nam về lao động. Việc vi phạm này ở các khía cạnh sau: Không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, không huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động (AT - VSLĐ), không đo kiểm môi trường lao động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG ThS. Phạm Thị Ngọc Mai Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Tóm tắt Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt Nam về lao động. Việc vi phạm này ở các khía cạnh sau: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, không huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động (AT - VSLĐ), không đo kiểm môi trường lao động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Do hoạt động thanh tra, kiểm tra lao đông không thể tiến hành kiểm tra hết các doanh nghiệp FDI hiện nay. Điều này tạo những lỗ hổng cho các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Quy định lao động, I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG Về cơ bản các doanh nghiệp FDI thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, (96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn); tiền lương thực trả cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 14 - 15%; tiền lương thực trả có xu hướng tăng từ 10 - 25%/năm; chênh lệch giữa tiền lương thực trả cho lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với lao động phổ thông là 3,5 lần; 80 - 90% doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động tương đối tốt do mới được thành lập và có trang thiết bị, máy móc hiện đại; 3/4 số doanh nghiệp được điều tra đã có tổ chức công đoàn với 80% người lao động tham gia công đoàn; 56% doanh nghiệp đã có thoả ước lao động tập thể và 45% có cán bộ hoà giải cấp cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh những con số khả quan do công tác thanh tra, kiểm tra mang lại thì những cuộc đình công của người lao động thuộc doanh nghiệp FDI cũng gia tăng không ngừng. Điều này cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều vấn đề cần xem xét lại. Thứ nhất, lượng doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong khi số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm không đủ. Năm 2017, cả nước chỉ tiến hành được 4.184 cuộc thanh tra về thực hiện các quy định lao động và 1.366 cuộc kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất lượng chưa cao. Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao động cho thấy, 60% cuộc thanh tra diễn ra trong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn tới thực trạng, 222 số các doanh nghiệp FDI không được thanh tra còn rất nhiều. Như vậy rõ ràng vấn đề đảm bảo về vi phạm lao động trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên. Thứ hai, lực lượng thanh tra viên về quy định lao động còn thiếu rất nhiều. Thống kê năm 2016 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), hiện cả nước có 420 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động... nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về quy định lao động trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 130 người). Như vậy, tính bình quân một thanh tra viên phải quản lý trên 1.300 doanh nghiệp. Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình quân một thanh tra viên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm. Theo khuyến cáo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển như nước ta, trung bình 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao động. Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta hiện nay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động. Thứ ba, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% là cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thức tế, Thanh tra các Sở LĐ- TBXH ở các tỉnh thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch. Thứ tư, hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ... phục vụ cho việc thanh tra lao động cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự. Thứ năm, công tác quản lý về quy định lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ thống pháp luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn quá mỏng; tình hình thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện các quy định lao động trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều. Thứ sáu, thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên số lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề. Thứ bảy, hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về lao động. 223 Thứ tám, việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp FDI hiện nay chưa ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG ThS. Phạm Thị Ngọc Mai Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Tóm tắt Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt Nam về lao động. Việc vi phạm này ở các khía cạnh sau: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, không huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động (AT - VSLĐ), không đo kiểm môi trường lao động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Do hoạt động thanh tra, kiểm tra lao đông không thể tiến hành kiểm tra hết các doanh nghiệp FDI hiện nay. Điều này tạo những lỗ hổng cho các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Quy định lao động, I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG Về cơ bản các doanh nghiệp FDI thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, (96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn); tiền lương thực trả cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 14 - 15%; tiền lương thực trả có xu hướng tăng từ 10 - 25%/năm; chênh lệch giữa tiền lương thực trả cho lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với lao động phổ thông là 3,5 lần; 80 - 90% doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động tương đối tốt do mới được thành lập và có trang thiết bị, máy móc hiện đại; 3/4 số doanh nghiệp được điều tra đã có tổ chức công đoàn với 80% người lao động tham gia công đoàn; 56% doanh nghiệp đã có thoả ước lao động tập thể và 45% có cán bộ hoà giải cấp cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh những con số khả quan do công tác thanh tra, kiểm tra mang lại thì những cuộc đình công của người lao động thuộc doanh nghiệp FDI cũng gia tăng không ngừng. Điều này cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều vấn đề cần xem xét lại. Thứ nhất, lượng doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong khi số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm không đủ. Năm 2017, cả nước chỉ tiến hành được 4.184 cuộc thanh tra về thực hiện các quy định lao động và 1.366 cuộc kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất lượng chưa cao. Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao động cho thấy, 60% cuộc thanh tra diễn ra trong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn tới thực trạng, 222 số các doanh nghiệp FDI không được thanh tra còn rất nhiều. Như vậy rõ ràng vấn đề đảm bảo về vi phạm lao động trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên. Thứ hai, lực lượng thanh tra viên về quy định lao động còn thiếu rất nhiều. Thống kê năm 2016 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), hiện cả nước có 420 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động... nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về quy định lao động trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 130 người). Như vậy, tính bình quân một thanh tra viên phải quản lý trên 1.300 doanh nghiệp. Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình quân một thanh tra viên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm. Theo khuyến cáo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển như nước ta, trung bình 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao động. Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta hiện nay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động. Thứ ba, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% là cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thức tế, Thanh tra các Sở LĐ- TBXH ở các tỉnh thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch. Thứ tư, hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ... phục vụ cho việc thanh tra lao động cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự. Thứ năm, công tác quản lý về quy định lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ thống pháp luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn quá mỏng; tình hình thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện các quy định lao động trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều. Thứ sáu, thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên số lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề. Thứ bảy, hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về lao động. 223 Thứ tám, việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp FDI hiện nay chưa ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Doanh nghiệp FDI Kiểm tra doanh nghiệp FDI Công tác bảo hộ lao động Chính sách thu hút FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
Đề thi lý thuyết môn An toàn điện có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)
5 trang 302 1 0 -
6 trang 202 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 174 0 0 -
6 trang 174 0 0
-
3 trang 170 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 165 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 164 0 0