Thành tựu kinh tế Việt Nam 2015 và những thách thức trong giai đoạn 2016-2020
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 274.23 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung vào nhận diện những thành công và những thách thức của nền kinh tế Việt Nam hiện nay qua đó cũng có những gợi ý ở mức độ định hướng cho việc khắc phục - vượt qua những thách thức để các cơ quan của Đảng và Nhà nước có thể tham khảo trong hoạch định chính sách và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát huy thành tựu năm 2015 tiếp tục đà tăng trưởng hoàn thành mục tiêu do Đại hội XII của Đảng đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tựu kinh tế Việt Nam 2015 và những thách thức trong giai đoạn 2016-2020 THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM 2015 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 GS.TS. Trần Minh Đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Năm 2015 đã trôi qua, bức tranh kinh tế Việt Nam, nhìn một cách khái quát, có nhiều gam màu sáng (thành công) đáng ghi nhận, nhưng chưa phải đã hết gam màu tối (thách thức) và do đó, phía trước cũng còn nhiều thách thức liên quan đến cả triển vọng ngắn và dài hạn. Bài viết này tập trung vào nhận diện những thành công và những thách thức của nền kinh tế Việt Nam hiện nay qua đó cũng có những gợi ý ở mức độ định hướng cho việc khắc phục - vượt qua những thách thức để các cơ quan của Đảng và Nhà nước có thể tham khảo trong hoạch định chính sách và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát huy thành tựu năm 2015 tiếp tục đà tăng trưởng hoàn thành mục tiêu do Đại hội XII của Đảng đặt ra. 1. Những thành công nổi bật Trước hết, phải kể đến sự tăng trưởng trên mức mong đợi của nền kinh tế. Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 đạt 6,68% (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 311 (4812) - thứ Ba - 29/12/2015). Mức tăng này vượt xa so với mục tiêu đề ra là 6,2%. Mức tăng trưởng này cũng là mức cao so với thế giới và khu vực. Thành công thứ hai phải kể đến là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Mức lạm phát không chỉ ở dưới ngưỡng chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội kỳ vọng (dưới 5%) mà theo công bố mới nhất trong buổi họp báo của Tổng cục Thống kê (24/12/2015), con số này năm nay chắc chắn không đến 1%. Thậm chí mức lạm phát năm 2015 còn thấp hơn cả mức 0,8% của năm 2001, cao hơn mức “âm” 0,6% của năm 2000 và mức 0,1% của năm 1999. Hai con số, hai thành công trên nói lên nhiều điều. Cụ thể, tương quan giữa mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát của năm 2015, là năm thứ 2 khẳng định: Không nhất thiết phải đánh đổi lạm phát cao để có được tăng trưởng kinh tế cao. 75 Năm 2014, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,28%, trong khi tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 1,84%. Năm nay sự tương quan của những con số này là: GDP trên 6,5%, mà lạm phát chỉ ở mức 0,63% (Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, Báo Thanh niên số 359 (7307) Thứ sáu 25.12.2015). Quan hệ của 2 con số này cho phép các cơ quan lãnh đạo và điều hành nền kinh tế đất nước cũng như các nhà khoa học Việt Nam có thêm bằng chứng thực tiễn khẳng định rằng để có tốc độ tăng trưởng cao không nhất thiết phải có lạm phát cao và càng không nhất thiết tốc độ lạm phát phải cao hơn tốc độ tăng trưởng. Từ bằng chứng thực tiễn này cộng thêm bằng chứng đối nghịch là lạm phát cao cũng không thể có tăng trưởng cao của những năm 2008 (23% và 5,6%), năm 2012-2013 (trên 6% và 5 - 6%). Bằng chứng thực tiễn cho quan hệ này là điều hết sức có ý nghĩa cho chỉ đạo điều hành nền kinh tế nước ta trong tương lai. Về mối tương quan này, cũng cần phải nói thêm rằng, theo kinh nghiệm của các nước NICS và nhiều quốc gia trên thế giới, giữ cho được lạm phát thấp là điều có ý nghĩa tiên quyết và là điều luôn phải ưu tiên. Lạm phát là một chỉ tiêu hết sức tổng hợp về tính ổn định và là chuẩn mực của tính toán hiệu quả không chỉ của điều hành kinh tế vĩ mô mà cả của hoạt động kinh doanh. Lạm phát thấp trước hết là một động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Lạm phát thấp cũng phản ánh sự ổn định của đồng tiền - ổn định thước đo giá trị của mọi tính toán và cân nhắc khi ra các quyết định kinh tế cả về phương diện sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, đặc biệt tạo ra niềm tin đối với điều hành của Chính phủ. Việc có được mức lạm phát thấp như năm 2015, thực ra có các nguyên nhân khách quan và chủ quan, có những nguyên nhân ngắn hạn và những nguyên nhân dài hạn - từ những năm trước đó. Theo lý giải của Tổng cục Thống kê có 5 nguyên nhân chủ đạo làm cho lạm phát năm nay của Việt Nam đạt mức thấp: Nguồn cung lương thực dồi dào; giá nhiên liệu thị trường thế giới giảm sâu; mức độ điều chỉnh giá nhóm các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý như y tế, giáo dục thấp hơn trước; tâm lý của người tiêu dùng ngày nay có sự cân nhắc kỹ càng hơn; điều hành của Chính phủ và NHNN đã linh hoạt và chủ động hơn. Đây là những nguyên nhân xác đáng, nhưng liệu đã bao quát hết chưa? Theo chúng tôi, thành tựu của năm 2015, chắc chắn phải có những nguyên nhân của cả một quá trình liên tục có các Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ- CP của Chính phủ “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” ngày 24 tháng 02 năm 2011 và 76 được duy trì liên tục trong các chương trình hành động của Chính phủ suốt từ đó cho đến nay. Thành tựu trên đây của kinh tế Việt Nam là rất đáng phấn khởi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi rất chậm chạp, ngoại trừ nền kinh tế Mỹ đang phục hồi trở lại, còn các nền kinh tế lớn của EU, Nhật Bản… vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc rất nặng nề, năm qua đã thực hiện sự phá giá nhiều lần của đồng Nhân dân tệ và lại đang rơi vào tình trạng giảm sút đà tăng trưởng, nhưng nền kinh tế Việt Nam, hầu như, không bị ảnh hưởng mà lại vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng cao là điều rất đỗi tự hào. Nhưng thành tựu và niềm vui trên đây liệu duy trì đến bao giờ? Năm 2016 và những năm tiếp theo chúng ta sẽ gặp những thách thức nào? Để trả lời câu hỏi trên không chỉ nhìn vào thực trạng thành công của năm 2015 mà cũng phải nhìn đến cả những thách thức từ những điều chưa thành công trong suốt nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015) trong đó có năm 2015 trong công tác điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ. 2. Những thách th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tựu kinh tế Việt Nam 2015 và những thách thức trong giai đoạn 2016-2020 THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM 2015 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 GS.TS. Trần Minh Đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Năm 2015 đã trôi qua, bức tranh kinh tế Việt Nam, nhìn một cách khái quát, có nhiều gam màu sáng (thành công) đáng ghi nhận, nhưng chưa phải đã hết gam màu tối (thách thức) và do đó, phía trước cũng còn nhiều thách thức liên quan đến cả triển vọng ngắn và dài hạn. Bài viết này tập trung vào nhận diện những thành công và những thách thức của nền kinh tế Việt Nam hiện nay qua đó cũng có những gợi ý ở mức độ định hướng cho việc khắc phục - vượt qua những thách thức để các cơ quan của Đảng và Nhà nước có thể tham khảo trong hoạch định chính sách và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát huy thành tựu năm 2015 tiếp tục đà tăng trưởng hoàn thành mục tiêu do Đại hội XII của Đảng đặt ra. 1. Những thành công nổi bật Trước hết, phải kể đến sự tăng trưởng trên mức mong đợi của nền kinh tế. Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 đạt 6,68% (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 311 (4812) - thứ Ba - 29/12/2015). Mức tăng này vượt xa so với mục tiêu đề ra là 6,2%. Mức tăng trưởng này cũng là mức cao so với thế giới và khu vực. Thành công thứ hai phải kể đến là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Mức lạm phát không chỉ ở dưới ngưỡng chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội kỳ vọng (dưới 5%) mà theo công bố mới nhất trong buổi họp báo của Tổng cục Thống kê (24/12/2015), con số này năm nay chắc chắn không đến 1%. Thậm chí mức lạm phát năm 2015 còn thấp hơn cả mức 0,8% của năm 2001, cao hơn mức “âm” 0,6% của năm 2000 và mức 0,1% của năm 1999. Hai con số, hai thành công trên nói lên nhiều điều. Cụ thể, tương quan giữa mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát của năm 2015, là năm thứ 2 khẳng định: Không nhất thiết phải đánh đổi lạm phát cao để có được tăng trưởng kinh tế cao. 75 Năm 2014, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,28%, trong khi tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 1,84%. Năm nay sự tương quan của những con số này là: GDP trên 6,5%, mà lạm phát chỉ ở mức 0,63% (Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, Báo Thanh niên số 359 (7307) Thứ sáu 25.12.2015). Quan hệ của 2 con số này cho phép các cơ quan lãnh đạo và điều hành nền kinh tế đất nước cũng như các nhà khoa học Việt Nam có thêm bằng chứng thực tiễn khẳng định rằng để có tốc độ tăng trưởng cao không nhất thiết phải có lạm phát cao và càng không nhất thiết tốc độ lạm phát phải cao hơn tốc độ tăng trưởng. Từ bằng chứng thực tiễn này cộng thêm bằng chứng đối nghịch là lạm phát cao cũng không thể có tăng trưởng cao của những năm 2008 (23% và 5,6%), năm 2012-2013 (trên 6% và 5 - 6%). Bằng chứng thực tiễn cho quan hệ này là điều hết sức có ý nghĩa cho chỉ đạo điều hành nền kinh tế nước ta trong tương lai. Về mối tương quan này, cũng cần phải nói thêm rằng, theo kinh nghiệm của các nước NICS và nhiều quốc gia trên thế giới, giữ cho được lạm phát thấp là điều có ý nghĩa tiên quyết và là điều luôn phải ưu tiên. Lạm phát là một chỉ tiêu hết sức tổng hợp về tính ổn định và là chuẩn mực của tính toán hiệu quả không chỉ của điều hành kinh tế vĩ mô mà cả của hoạt động kinh doanh. Lạm phát thấp trước hết là một động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Lạm phát thấp cũng phản ánh sự ổn định của đồng tiền - ổn định thước đo giá trị của mọi tính toán và cân nhắc khi ra các quyết định kinh tế cả về phương diện sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, đặc biệt tạo ra niềm tin đối với điều hành của Chính phủ. Việc có được mức lạm phát thấp như năm 2015, thực ra có các nguyên nhân khách quan và chủ quan, có những nguyên nhân ngắn hạn và những nguyên nhân dài hạn - từ những năm trước đó. Theo lý giải của Tổng cục Thống kê có 5 nguyên nhân chủ đạo làm cho lạm phát năm nay của Việt Nam đạt mức thấp: Nguồn cung lương thực dồi dào; giá nhiên liệu thị trường thế giới giảm sâu; mức độ điều chỉnh giá nhóm các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý như y tế, giáo dục thấp hơn trước; tâm lý của người tiêu dùng ngày nay có sự cân nhắc kỹ càng hơn; điều hành của Chính phủ và NHNN đã linh hoạt và chủ động hơn. Đây là những nguyên nhân xác đáng, nhưng liệu đã bao quát hết chưa? Theo chúng tôi, thành tựu của năm 2015, chắc chắn phải có những nguyên nhân của cả một quá trình liên tục có các Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ- CP của Chính phủ “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” ngày 24 tháng 02 năm 2011 và 76 được duy trì liên tục trong các chương trình hành động của Chính phủ suốt từ đó cho đến nay. Thành tựu trên đây của kinh tế Việt Nam là rất đáng phấn khởi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi rất chậm chạp, ngoại trừ nền kinh tế Mỹ đang phục hồi trở lại, còn các nền kinh tế lớn của EU, Nhật Bản… vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc rất nặng nề, năm qua đã thực hiện sự phá giá nhiều lần của đồng Nhân dân tệ và lại đang rơi vào tình trạng giảm sút đà tăng trưởng, nhưng nền kinh tế Việt Nam, hầu như, không bị ảnh hưởng mà lại vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng cao là điều rất đỗi tự hào. Nhưng thành tựu và niềm vui trên đây liệu duy trì đến bao giờ? Năm 2016 và những năm tiếp theo chúng ta sẽ gặp những thách thức nào? Để trả lời câu hỏi trên không chỉ nhìn vào thực trạng thành công của năm 2015 mà cũng phải nhìn đến cả những thách thức từ những điều chưa thành công trong suốt nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015) trong đó có năm 2015 trong công tác điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ. 2. Những thách th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Mô hình tăng trưởng nền kinh tế Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước Tái cấu trúc đầu tư Hội nhập kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
11 trang 173 4 0
-
3 trang 170 0 0
-
23 trang 167 0 0
-
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 112 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014
83 trang 96 0 0 -
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
7 trang 92 0 0 -
192 trang 92 0 0
-
103 trang 84 1 0