Danh mục

Thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa, con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.68 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa, con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới" góp phần làm rõ thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò văn hóa, con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa, con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mớiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH TỰU LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA, CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI Nguyễn Hạnh Quyển Học viện Chính trị khu vực II Tác giả liên hệ: Nguyễn Hạnh Quyển, email: hanhquyen3005@gmail.com Tóm tắt: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa còn là sức mạnh nội sinh, đóng vai trò là hệ điều tiết trong sự vận động mọi mặt của đời sống. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa, con người, trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán phát triển văn hóa, con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển quốc gia, dân tộc. Đảng ta trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn đã ngày càng nhận thức đúng đắn, sâu sắc, toàn diện tầm quan trọng của văn hóa, con người trong điều kiện mới. Bài viết góp phần làm rõ thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò văn hóa, con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới. Từ khóa: chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam; văn hóa; con người; thời kỳ đổi mới.1. THÀNH TỰU LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA,CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAMTHỜI KỲ ĐỔI MỚI1.1. Thành tựu lý luận của Đảng về vai trò của văn hóa, con người trong quá trìnhxây chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội VI đến Nghị quyết TW 5 khóa VIII Khi cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội toàn quốc lầnthứ VI (1986), cùng với sự đổi mới tư duy về kinh tế, chính trị, Đảng ta cũng đã cónhững đổi mới quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, coi văn hóa là một trong nhữngbộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nghị quyết05-NQ/TW (1987) khoá VI của Bộ Chính trị khẳng định: “Văn hóa là bộ phận trọngyếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa là một động lực mạnh mẽ đồng thời làmột mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Đảng Cộng sảnViệt Nam, 2010a, 479). Đây chính là tiền đề, góp phần đặt nền móng cho việc đổi 402KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”mới tư duy để phát triển đường lối văn hóa, con người của Đảng trong nhữngnăm sau này. Đến Đại hội VII (1991) Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và phát triển sựnghiệp văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cácdân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991, 73).Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cươnglĩnh 1991) r a đờ i v à lần đầu xác định “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc” là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng vànhân dân ta phấn đấu xây dựng. Bên cạnh đó, Hội nghị TW 4 khóa VII (1993) thể hiện tư duy sáng tạo, nổi bậttrong nhận thức về văn hóa, con người của Đảng đã có bước chuyển, khẳng định vaitrò quan trọng của văn hóa, con người trong sự nghiệp đổi mới: “Văn hóa là nềntảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồngthời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010b, 531).Nói văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, tức là Đảng ta muốn khẳng định nềnmóng căn bản hình thành nên đời sống tinh thần, văn hóa mang tính quy định nằmsâu trong cấu trúc của mỗi xã hội, nó có khả năng quy định chiều hướng vận độngcủa cộng đồng, nó xây dựng năng lực, phẩm chất của con người trong quá trìnhphát triển xã hội. Có thể nói, đây là bước tiến đột phá trong tư duy lý luận của Đảngvề xây dựng mô hình văn hóa, con người mới, thể hiện cái nhìn bao quát, toàn diệnvà phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, các kỳ Đại hội tiếp theođã tiếp tục phát triển, làm rõ hơn vị trí, vai trò của văn hóa, con người gắn với sựvận động, phát triển theo tình hình thực tiễn của đất nước và những yêu cầu, nhiệmvụ mới đặt ra đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước đòi hỏi của thực tiễn, Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng đã có cáchtiếp cận và nhận thức mới về vai trò của văn hóa, con người đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội. Đại hội nhấn mạnh muốn phát triển đất nước phải xây dựng, pháttriển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng những con ngườinhân văn và tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh: “Mọi hoạt động vănhóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: