Danh mục

Tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.01 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) là một trong những nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp bởi đó là cách thức để mở rộng kinh doanh, khai thác những lợi thế vốn có của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, hoặc tìm kiếm những nguồn lực ở nước ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết tập trung bàn luận về sự điều chỉnh chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt NamTHÁO GỠ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM ThS. Trần Hoài Nam NCS Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: tranhoainam6689@yahoo.com Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) là một trong những nhu cầu thiết thực củadoanh nghiệp bởi đó là cách thức để mở rộng kinh doanh, khai thác những lợi thế vốncó của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, hoặc tìm kiếm những nguồn lực ở nướcngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua đó góp phần vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết tập trung bàn luận về sự điều chỉnh chính sáchcủa chính phủ Hàn Quốc nhằm tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động đầu tư trựctiếp ra nước ngoài để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Từ khóa: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, ODI, Hàn Quốc 1. Đặt vấn đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) là một trong những nhu cầu thiết thựccủa doanh nghiệp bởi đó là cách thức để mở rộng kinh doanh, khai thác những lợithế vốn có của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, hoặc tìm kiếm những nguồnlực ở nước ngoài để phát triển. Tuy nhiên, do hoạt động này có thể ảnh hưởng trựctiếp đến tổng mức đầu tư trong nước nên trong thực tế, một số quốc gia và vùng lãnhthổ, ở trong những khoảng thời gian cụ thể, chính phủ đã có những chính sách nhằmkiểm soát, thậm chí có các rào cản đối với dòng vốn ODI. Ở Hàn Quốc, hoạt động ODI của doanh nghiệp đã xuất hiện khá sớm. Khixuất hiện những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, chính phủ đã có sựcan thiệp vào hoạt động này thông qua việc ban hành hệ thống các chính sách cụthể để quản lý và điều tiết. Nhìn chung, cho đến trước năm 1980, các hoạt độngODI gặp phải nhiều rào cản, ví dụ như các doanh nghiệp phải đáp ứng được mộtsố điều kiện nhất định mới được phép đầu tư ra nước ngoài, tỷ lệ đầu tư và hạnmức tín dụng cũng được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, trước nhu cầu thiết thực 245của các doanh nghiệp và những lợi ích có thể mang lại từ hoạt động ODI, chínhphủ Hàn Quốc đã từng bước nới lỏng và tháo gỡ hàng loạt các rào cản, đồng thờiban hành nhiều chính sách để hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nướcngoài. Từ những năm 1990, với chính sách tự do hóa đầu tư ra nước ngoài, cáccông ty đa quốc gia Hàn Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động ODI. Thông quahoạt động ODI, một số tập đoàn Hàn Quốc như Samsung, LG và Hyundai đã trởthành những công ty đa quốc gia (MNEs) từ đầu những năm 1990. Một số côngty như Samsung, LG và Hyundai Daewoo đã trở thành MNEs đầy đủ(Gammeltoft 2008) và hiện đang được công nhận là MNEs đại diện trên toàn thếgiới (Jung Min Kim and Dong Kee Rhe 2009). Sự phát triển của ODI đã thực sựgóp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao vị thế của cácdoanh nghiệp Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Từ thực tiễn phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc cho thấy, việc tháo gỡnhững rào cản đối với hoạt động ODI trong từng giai đoạn cụ thể là cần thiết bởiODI một mặt là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp muốn vươn ra thịtrường quốc tế, mặt khác ODI còn có những tác động tích cực vào sự phát triểnkinh tế - xã hội quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình tháo gỡ rào cản đốivới hoạt động ODI của Hàn Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vớiViệt Nam nói chung là cần thiết và có thể sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực khi nềnkinh tế Việt Nam đã bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập ngàycàng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 2. Quá trình tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động ODI của Hàn Quốc Chính sách đối với ODI của Hàn Quốc có thể chia thành hai giai đoạn chính:  Giai đoạn trước năm 1980: hoạt động ODI bị kiểm soát khá nghiêm ngặt Từ những năm 1970, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến hành hoạtđộng ODI. Trong thời gian này, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế,nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc có sự phát triển nhanh chóng nhưng do không cólợi thế cạnh tranh để vươn ra thị trường toàn cầu nên các doanh nghiệp ra nướcngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng là nhằm qua đó nâng cao năng lựccạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, chính phủHàn Quốc đã sớm có những can thiệp vào hoạt động này. Năm 1968, chính phủ 246Hàn Quốc giới thiệu bốn điều về Luật Đầu tư nước ngoài theo quy chế ngoại hối.Điều 131 đề cập đến việc phê duyệt đầu tư nước ngoài; Tuyên bố việc thành lậpchi nhánh ở nước ngoài là một ngoại lệ; Để mua cổ phiếu, bất động sản hoặc trái ...

Tài liệu được xem nhiều: