Danh mục

Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.90 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp để gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Với kết quả đạt được này, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là đáng kể. Vai trò của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thay đổi theo xu hướng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân THÁO GỠ RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ThS. NCS. Nguyễn Phạm Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp để gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Với kết quả đạt được này, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là đáng kể. Vai trò của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thay đổi theo xu hướng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng. Do vậy, cần lựa chọn một thể chế kinh tế nào để tạo động lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân là nội dung bài viết đề cập. Từ khoá: Kinh tế tư nhân (KTTN), tăng trưởng kinh tế, thể chế kinh tế, hiệu quả hoạt động Đặt vấn đề Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) đã nhấn mạnh một số điểm mới về phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm: (1) kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ; (2) khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô, số lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP; (3) kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; (4) khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc nhà nước thoái vốn. Như vậy, có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân có thể coi là “chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế của Việt nam1 1 Đánh giá của các chuyên gia trong nước và FinanceAsia.vov.vn/kinh-te/khu-vuc-kinh-te-tu-nhan- chia-khoa-tang-truong-kinh-te-viet-nam-695311.vov 321 1. Khu vực kinh tế tƣ nhân và vai trò đối với tăng trƣởng kinh tế 1.1. Kinh tế tư nhân (KTTN) Kinh tế tư nhân có thể được tiếp cận theo hai góc độ sau: Xem xét trên góc độ sở hữu và cơ chế quản lý giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh, thì KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Đặc trưng mang tính bản nhiên của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là sử dụng nguồn vốn của chính họ và có quyền được hưởng thành quả lao động mà họ tạo ra. Nguyên tắc hoạt động theo “ bốn tự” đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế gắn kết quả hoạt động với năng lực hoạt động của người lao động, một cơ chế hoạt động tối ưu hướng tới kết quả cao. Tiếp cận theo góc độ loại hình doanh nghiệp thì khu vực KTTN bao gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân tức: “ khu vực KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân,bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể”. 1.2. Vai trò của khu vực KTTN đối với tăng trưởng kinh tế Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân đã có những thay đổi cả về số lượng, chất lượng và quy mô một cách nhanh chóng. Sự đóng góp của khu vực KTTN đối với tăng trưởng của nền kinh tế được thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, khu vực KTTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vai trò này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm: - Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khu vực KTTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng hơn. Sự thay đổi của quan hệ sản xuất đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành. 322 - Góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thường có quy mô vừa và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên có khả năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản xuất các ngành nghề của địa phương. - Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các công trình phục vụ phúc lợi công cộng Bảng 1. Thu ngân sách nhà nƣớc từ các thành phần kinh tế Thu từ khu vực Thu từ doanh Thu trong nƣớc công, thƣơng Thu từ doanh nghiệp có vốn (Không kể thu từ nghiệp, dịch vụ nghiệp Nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc dầu thô) ngoài quốc ngoài doanh Thu ngân Cơ Thu ngân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: