Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không?
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.65 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Con đường thâu tóm doanh nghiệp đôi khi không phải là đường thẳng.Thay vì tiếp cận đối tượng mình muốn thâu tóm để đặt vấn đề, công ty đi thâu tóm có thể thông qua bên thứ ba. Hình thức thâu tóm này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Cuối tháng 10.2011, Vinacafé Biên Hòa cho biết thay đổi cổ đông lớn, đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50,11% cổ phần của công ty này. Tuy nhiên, việc Masan tham gia điều hành Vinacafé Biên Hòa đã được đặt nền móng từ 2 năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không? Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không?Con đường thâu tóm doanh nghiệp đôi khi không phải làđường thẳng.Thay vì tiếp cận đối tượng mình muốn thâu tóm để đặt vấn đề,công ty đi thâu tóm có thể thông qua bên thứ ba. Hình thức thâutóm này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Cuốitháng 10.2011, Vinacafé Biên Hòa cho biết thay đổi cổ đông lớn,đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50,11% cổ phần củacông ty này. Tuy nhiên, việc Masan tham gia điều hành VinacaféBiên Hòa đã được đặt nền móng từ 2 năm trước đó. Bên thứ bagiúp Masan thực hiện được ý định trên là Công ty Chứng khoánBản Việt. Đơn vị này đã mua gom cổ phiếu của Vinacafé BiênHòa, rồi bán lại cho Masan.Cũng là chiến lược mua gom trong thời gian dài, nhưng quá trìnhthâu tóm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) lạilại được tiến hành bởi một nhóm nhà đầu tư thông qua bên thứ balà Ngân hàng Eximbank. Cuối tháng 2 vừa qua, mặc dù chỉ nắmkhoảng 10% cổ phần STB, nhưng Eximbank tuyên bố đại diện cho 51% cổ phần và yêu cầubầu lại Hội đồng Quản trị STB. Sau đó, kể từ ngày 12.4.2012, các cá nhân và tổ chức có liên quanđến Chủ tịch Hội đồng Quản trị đương nhiệm của STBđã đồng loạt bán ra cổ phiếu STB. Sự việc đã ngã ngũ.Trong những vụ thâu tóm kể trên, bên thứ ba xuất hiện với vai tròxúc tác đẩy nhanh quá trình mua bán, hoặc cũng có thể là công cụđược người đi thâu tóm sử dụng để đánh vào đối tượng thâu tóm.Một điều đáng chú ý, bên thứ ba đó có thể là ngân hàng.Khi nợ trở thành vốnDo tình hình kinh tế khó khăn, doanh thu tại nhiều doanh nghiệpđã bị sụt giảm. Tuy nhiên, họ vẫn phải thanh toán chi phí hoạtđộng và các khoản phải trả đến hạn. Không ít doanh nghiệp đã mấtcân đối nguồn tài chính, dẫn đến không thanh toán được nợ ngânhàng.Là chủ nợ, tiếng nói của ngân hàng rất có trọng lượng. Tiếng nóinày lớn đến đâu còn tùy thuộc vào mức độ ràng buộc của doanhnghiệp đối với khoản nợ. Thông thường, doanh nghiệp không chỉcó một chủ nợ mà là nhiều chủ nợ. Đối với mỗi khoản vay, doanhnghiệp sẽ có những cam kết đảm bảo khác nhau với thứ tự ưu tiêntrả nợ khác nhau. Ngân hàng cho vay luôn muốn mình được ưutiên trước hết. Hiện nay, việc ngân hàng cho vay với điều khoảnrằng nợ sẽ được chuyển thành vốn góp trong một số trường hợpnhất định là khá phổ biến. Đây là một cách để ngân hàng tự bảo vệmình.Hành động này của ngân hàng lại tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.Đó là doanh nghiệp đang có rắc rối tài chính rất dễ trở thành đốitượng bị thâu tóm. Bởi lẽ, không giống các trường hợp thâu tómtheo kiểu thuận mua vừa bán, những doanh nghiệp bị dồn vàođường cùng rất ít có khả năng mặc cả và thường bị mua với giáthấp hoặc kèm theo các điều khoản bất lợi cho chủ doanh nghiệp.Chẳng hạn, nhà đầu tư mới chỉ chiếm 20% vốn cổ phần nhưng cóquyền đề cử, miễn nhiệm ban giám đốc, hạn chế việc thay đổi mộtsố điều trong điều lệ của công ty.Đó là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư có tiền và có ý định thâutóm. Nhìn lại, ngân hàng đưa ra điều khoản chuyển nợ thành vốnchỉ vì họ thấy có khả năng kinh doanh phần vốn này của công ty.Nếu một doanh nghiệp khác đưa ra mức giá hợp lý cho phần vốnnày, ngân hàng có thể sẽ bán để thu tiền về. Như vậy, doanhnghiệp càng khó chống đỡ.Những nghi vấn xung quanh vụ Công ty Thủy sản Bình An(Bianfishco) cũng xuất phát từ điểm này. Đầu năm 2012, khiBianfishco vỡ nợ, nhiều người đã đặt câu hỏi về vai trò của nhữngchủ nợ, mà ở đây là ngân hàng. Khi cho Bianfishco vay, không biếtcác ngân hàng có đặt vấn đề Công ty sẽ quản trị tài chính như thếnào khi có đến 10 chủ nợ và thực hiện các dự án khó khả thi nhưnước uống Collagen.Thậm chí có người cho rằng, ngân hàng đứng đằng sau sự suy kiệtcủa Bianfishco. Trong cơ cấu cổ đông của Bianfishco, Habubankchiếm 10%. Ngân hàng này cũng đã cho Bianfishco vay khoảng 64tỉ đồng. Khi Bianfishco bị vỡ nợ, có thông tin một đối tác ĐanMạch muốn mua lại Công ty. Cùng thời gian đó, có tin đồn đối tácnước ngoài này đã tiếp xúc với Habubank từ trước khi chuyện vỡnợ được công bố.Đích ngắm bất động sảnTài sản ngân hàng chuộng nắm giữ vẫn là bất động sản hoặc cổphần tại những công ty bất động sản có quỹ đất tốt. Đầu tháng 2vừa qua, Ngân hàng HSBC tại Philippines đã đồng ý bán toàn bộ34% cổ phần tại Tập đoàn Ortigas cho Tập đoàn SM. SM là nhàđiều hành trung tâm thương mại lớn nhất tại quốc gia này, với 43trung tâm mua sắm trên diện tích 4,5 triệu m2 tại các vị trí đắt đỏ ởPhilippines. Trong khi đó, Ortigas lại có quỹ đất 50 ha tại trungtâm thủ đô Manila. Ông chủ của Tập đoàn SM, Henry Sy cho biếtđang thương lượng mua lại khoảng 60% cổ phần Ortigas với giá 1tỉ USD. Ông đã theo đuổi thương vụ này từ cách đây vài năm vàmột trong những việc ông phải làm là thuyết phục HSBC, cổ đônglớn nhất của Ortigas, đồng ý bán.Rõ ràng, đối với các ngân hàng, việc nắm giữ bất động sản luôn cósức hấp dẫn của nó. Trên thực tế, nắm giữ bấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không? Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không?Con đường thâu tóm doanh nghiệp đôi khi không phải làđường thẳng.Thay vì tiếp cận đối tượng mình muốn thâu tóm để đặt vấn đề,công ty đi thâu tóm có thể thông qua bên thứ ba. Hình thức thâutóm này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Cuốitháng 10.2011, Vinacafé Biên Hòa cho biết thay đổi cổ đông lớn,đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50,11% cổ phần củacông ty này. Tuy nhiên, việc Masan tham gia điều hành VinacaféBiên Hòa đã được đặt nền móng từ 2 năm trước đó. Bên thứ bagiúp Masan thực hiện được ý định trên là Công ty Chứng khoánBản Việt. Đơn vị này đã mua gom cổ phiếu của Vinacafé BiênHòa, rồi bán lại cho Masan.Cũng là chiến lược mua gom trong thời gian dài, nhưng quá trìnhthâu tóm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) lạilại được tiến hành bởi một nhóm nhà đầu tư thông qua bên thứ balà Ngân hàng Eximbank. Cuối tháng 2 vừa qua, mặc dù chỉ nắmkhoảng 10% cổ phần STB, nhưng Eximbank tuyên bố đại diện cho 51% cổ phần và yêu cầubầu lại Hội đồng Quản trị STB. Sau đó, kể từ ngày 12.4.2012, các cá nhân và tổ chức có liên quanđến Chủ tịch Hội đồng Quản trị đương nhiệm của STBđã đồng loạt bán ra cổ phiếu STB. Sự việc đã ngã ngũ.Trong những vụ thâu tóm kể trên, bên thứ ba xuất hiện với vai tròxúc tác đẩy nhanh quá trình mua bán, hoặc cũng có thể là công cụđược người đi thâu tóm sử dụng để đánh vào đối tượng thâu tóm.Một điều đáng chú ý, bên thứ ba đó có thể là ngân hàng.Khi nợ trở thành vốnDo tình hình kinh tế khó khăn, doanh thu tại nhiều doanh nghiệpđã bị sụt giảm. Tuy nhiên, họ vẫn phải thanh toán chi phí hoạtđộng và các khoản phải trả đến hạn. Không ít doanh nghiệp đã mấtcân đối nguồn tài chính, dẫn đến không thanh toán được nợ ngânhàng.Là chủ nợ, tiếng nói của ngân hàng rất có trọng lượng. Tiếng nóinày lớn đến đâu còn tùy thuộc vào mức độ ràng buộc của doanhnghiệp đối với khoản nợ. Thông thường, doanh nghiệp không chỉcó một chủ nợ mà là nhiều chủ nợ. Đối với mỗi khoản vay, doanhnghiệp sẽ có những cam kết đảm bảo khác nhau với thứ tự ưu tiêntrả nợ khác nhau. Ngân hàng cho vay luôn muốn mình được ưutiên trước hết. Hiện nay, việc ngân hàng cho vay với điều khoảnrằng nợ sẽ được chuyển thành vốn góp trong một số trường hợpnhất định là khá phổ biến. Đây là một cách để ngân hàng tự bảo vệmình.Hành động này của ngân hàng lại tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.Đó là doanh nghiệp đang có rắc rối tài chính rất dễ trở thành đốitượng bị thâu tóm. Bởi lẽ, không giống các trường hợp thâu tómtheo kiểu thuận mua vừa bán, những doanh nghiệp bị dồn vàođường cùng rất ít có khả năng mặc cả và thường bị mua với giáthấp hoặc kèm theo các điều khoản bất lợi cho chủ doanh nghiệp.Chẳng hạn, nhà đầu tư mới chỉ chiếm 20% vốn cổ phần nhưng cóquyền đề cử, miễn nhiệm ban giám đốc, hạn chế việc thay đổi mộtsố điều trong điều lệ của công ty.Đó là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư có tiền và có ý định thâutóm. Nhìn lại, ngân hàng đưa ra điều khoản chuyển nợ thành vốnchỉ vì họ thấy có khả năng kinh doanh phần vốn này của công ty.Nếu một doanh nghiệp khác đưa ra mức giá hợp lý cho phần vốnnày, ngân hàng có thể sẽ bán để thu tiền về. Như vậy, doanhnghiệp càng khó chống đỡ.Những nghi vấn xung quanh vụ Công ty Thủy sản Bình An(Bianfishco) cũng xuất phát từ điểm này. Đầu năm 2012, khiBianfishco vỡ nợ, nhiều người đã đặt câu hỏi về vai trò của nhữngchủ nợ, mà ở đây là ngân hàng. Khi cho Bianfishco vay, không biếtcác ngân hàng có đặt vấn đề Công ty sẽ quản trị tài chính như thếnào khi có đến 10 chủ nợ và thực hiện các dự án khó khả thi nhưnước uống Collagen.Thậm chí có người cho rằng, ngân hàng đứng đằng sau sự suy kiệtcủa Bianfishco. Trong cơ cấu cổ đông của Bianfishco, Habubankchiếm 10%. Ngân hàng này cũng đã cho Bianfishco vay khoảng 64tỉ đồng. Khi Bianfishco bị vỡ nợ, có thông tin một đối tác ĐanMạch muốn mua lại Công ty. Cùng thời gian đó, có tin đồn đối tácnước ngoài này đã tiếp xúc với Habubank từ trước khi chuyện vỡnợ được công bố.Đích ngắm bất động sảnTài sản ngân hàng chuộng nắm giữ vẫn là bất động sản hoặc cổphần tại những công ty bất động sản có quỹ đất tốt. Đầu tháng 2vừa qua, Ngân hàng HSBC tại Philippines đã đồng ý bán toàn bộ34% cổ phần tại Tập đoàn Ortigas cho Tập đoàn SM. SM là nhàđiều hành trung tâm thương mại lớn nhất tại quốc gia này, với 43trung tâm mua sắm trên diện tích 4,5 triệu m2 tại các vị trí đắt đỏ ởPhilippines. Trong khi đó, Ortigas lại có quỹ đất 50 ha tại trungtâm thủ đô Manila. Ông chủ của Tập đoàn SM, Henry Sy cho biếtđang thương lượng mua lại khoảng 60% cổ phần Ortigas với giá 1tỉ USD. Ông đã theo đuổi thương vụ này từ cách đây vài năm vàmột trong những việc ông phải làm là thuyết phục HSBC, cổ đônglớn nhất của Ortigas, đồng ý bán.Rõ ràng, đối với các ngân hàng, việc nắm giữ bất động sản luôn cósức hấp dẫn của nó. Trên thực tế, nắm giữ bấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
xây dựng kế hoạch quản trị vốn vô hình vốn vô hình mua bán doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thâu tóm công tyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 322 0 0 -
Tiểu luận quản trị học - Đề tài: 'Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh'
22 trang 209 0 0 -
209 trang 163 0 0
-
69 trang 148 0 0
-
143 trang 103 0 0
-
Kinh kế học vi mô 2 - Chương 5: Rủi ro bất định và lý thuyết trò chơi
trang 99 0 0 -
Đội ngũ cán bộ tư pháp phường xã, thị trấn, thực trạng và phương hướng kiện toàn năng lực hoạt động
363 trang 61 0 0 -
8 trang 60 0 0
-
Bài học kinh doanh từ loài kiến
5 trang 59 0 0 -
3 trang 51 0 0