Vào thập niên 60, những người tò mò, hoặc tin tưởng vào bùa ngải, ít ai không biết tới thầy Mười ở cầu Bình Lợi, ông vào khoảng 70 nhưng thân thể rất tráng kiện, nước da ngăm đen, người hơi lùn. Những lời đồn đãi chung quanh cuộc sống của thầy Mười nhiều khi nghe tới rợn người. Những quyền phép mà người ta nói về ông vượt xa óc tưởng tượng của các nhà văn chuyên viết về chuyện ma quái. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới bùa ngải - phần 1 Thế giới bùa ngải Phần 1Vào thập niên 60, những người tò mò, hoặc tin tưởng vào bùa ngải, ít ai không biết tớithầy Mười ở cầu Bình Lợi, ông vào khoảng 70 nhưng thân thể rất tráng kiện, nước dangăm đen, người hơi lùn. Những lời đồn đãi chung quanh cuộc sống của thầy Mườinhiều khi nghe tới rợn người. Những quyền phép mà người ta nói về ông vượt xa óctưởng tượng của các nhà văn chuyên viết về chuyện ma quái.Từ Sàigòn đi tới cầu Bình Lợi, cách khoảng 500 thước gần tới chân cầu, một conđường đất nhỏ bên tay phải dắt tới những thửa vườn dừa, cam và mận đầy ăm ắp. Vôtrong chừng hơn cây số, quẹo tay trái, gặp ngay một căn nhà ba gian hai trái, có máingói đỏ bạc mầu, đó chính là nhà thầy Mười.Thầy Mười sống với vợ con. Nhiều người ngạc nhiên về số tiền thầy kiếm đượchàng tháng không phải là ít, vậy mà thầy Mười sống rất lam lũ. Vợ con hàng ngày nấuxôi đi bán rạo khắp vùng. Khi bước chân vô nhà thầy Mười, trong căn phòng khách,chẳng ai có thể tin được ông già này lại là một ông thầy bùa nổi danh như vậy.Trong phòng khách, một chiếc bàn gỗ mộc mạc, sáu cái ghế đơn sơ, trên bàn lót miếngkiếng, ở bên dưới tấm kiếng, mấy tấm hình vợ con xếp lung tung trông thật quê mùa.Một bình trà và mấy cái chén nhỏ để trong chiếc khay bằng nhôm cũ đã tróc nước sơn.Thầy Mười tiếp khách ở đây !Ngồi trong phòng khách nhìn ra vườn; quả là một khung cảnh nên thơ, có lẽ thầyMười đã tốn rất nhiều công phu cho vườn cây trái này.Những mùa trái cây nở trộ, khách Sàigòn tới vườn cây của thầy Mười, ít ai muốn về,nhất là vào dịp hè, trời Sàigòn nóng nực, trai gái kéo xuống vườn trái cây của thầyMười tình tự, nô đùa thật thích thú. Nhưng ngay trong vườn cây, một cái am nho nhỏ,chiều dài khoảng 6 thước, chiều ngang hơn 3 thước, nằm lạnh lùng, mặc dù chưa tớigần, mọi người đã ngửi thấy mùi nhang trầm thơm ngát. Mùi thơm không lấy gì làmlạ với những người mộ đạo Phật, vì đấy cũng chỉ là những loại nhang thơm bán đầydẫy ngoài chợ và chùa chiền nào cũng có.Nhưng không hiểu sao, mùi nhang này tỏa ra từ căn nhà nhỏ bé kia, có một sức quyếnrũ lạ lùng. Tuy nhiên, khi bước chân tới gần căn nhà nhỏ đó, ai cũng có cảm giác lànhlạnh rợn người, như phải băng qua một bãi tha ma vào những đêm trời tối. Mọi ngườiđều biết đó là nơi thầy Mười thờ phượng và luyện phép, nuôi ngải. Chưa có mộtngười nào có đủ can đảm bước vào nơi đây một mình, kể cả những thầy bùa củanhững môn phái khác, dù cho đã từng quen biết với thầy Mười. Người ta gọi đây làAm Thầy Mười, nơi bất khả xâm phạm và là trung tâm của những chuyện kỳ bí ghêhồn.Lần đầu tiên San được gặp thầy Mười vào một ngày hè, trời thực oi bức. Buổi sánghôm đó đã có một trận mưa nho nhỏ, nhưng không làm cho cái nóng của Sàigòn giảmsút chút nào?Vừa bước vào vườn cây của thầy Mười, San đã cảm thấy tâm hồn thực thảnh thơi. Cólẽ mầu xanh của lá, hương thơm của hoa, cũng như dáng dấp của những chùm mậnnặng trĩu trên cành làm chàng quên đi một Sàigòn đầy cát bụi.Hôm nay, San và sư phụ chàng tới gặp thầy Mười có hai mục đích: Thứ nhất là đemmột thân chủ xuống cho thầy Mười giúp dùm vài công chuyện nan giải. Thứ hai làthầy Tư muốn giới thiệu San với thầy Mười, vì cách đây mấy tháng, San đã chính thứcđược làm lễ “Xuất Sư”.Thầy Mười chính là đệ tử xuống núi sau cùng và kề cận Sư Tổ khi mãn phần. Cũng vìlý do này, những sư huynh đệ cũa thầy Mười rất kiêng nể ông, trong đó có sư phụ San– thầy Tư Lành .Được gặp thầy Mười là một điều thích thú. San đã nôn nóng muốn gặp ông từ lâu,nhưng không được phép của sư phụ. Có lẽ với kinh nghiệm nhiều năm, hễ cứ học trònào đem xuống giới thiệu cho thầy Mười là y như rằng; không sớm thì muộn, thầy Tưmất luôn người đệ tử đó!Họ thường lén lén, lút lút, xuống cầu xin thầy Mười chỉ dạy những điều mà thầy Tưchỉ dành cho những đệ tử đã được làm lễ xuất sư. Có nghĩa là có thể lập am thâu đệtử, quảng bá môn phái.Những người sau khi đã được làm lễ xuất sư rồi, không bao giờ được nhận ngườikhác làm thầy mình nữa, mặc dù cho có học hỏi ở người đó trăm ngàn phép thuật,cũng chỉ coi là trao đổi và cùng tu luyện mà thôi. Đó là lý do duy nhất San biết tại sao,dù thầy Tư Lành rất quí mến thầy Mười, mà hôm nay chàng mới được gặp thầyMười. Điều này đã mặc nhiên cho thấy; trên phương diện tu luyện, quảng bá phápthuật của môn phái, đã có sự cạnh tranh thương mại rồi !Vừa bước chân qua cổng vườn, mấy con chó nhào ra sủa vang, cô thân chủ theo sauvội thụt lại. Thầy Tư cười hì hì, nói lớn:- Thầy Mười đâu rồi, không ra đuổi mấy con chó quỉ này đi, bộ trốn trong đó đặng tụitôi nấu xong nồi thịt cầy mới ra phải không?Tiếng cười thực sảng khoái vang lên làm cho mọi người giật mình. Thầy Mười đangleo xuống từ một cây mận gần đó. Ông vừa cười vừa nói:- Cứ mỗi lần thầy Tư xuống thăm tôi là hăm thịt mấy thằng đệ tử này của tôi. Bữanào tôi làm thịt một con xem thầy có dám ăn không?Trong môn phái, điều kỵ nhất là ăn thịt chó. Cũng v ...