Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế Giới Của Năm Nhiều Thế Giới Của Năm NhiềuKhông biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư MãoDậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kínhdường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm đượcphần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nátvụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ravào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày.Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửimùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầulửa, dầu phộng, cốm kẹo, thuốc hút… Mùi hôi ấy như phát xuất từ nền nhà, từ xó kẹt ghếbàn, từ vách đất. Những bàn tay dính nước mắm, dính mồ hôi đã bôi quẹt qua lại lên váchnhiều lần trong nhiều năm, nên vách cứ láng bóng lên nhất là ở những chỗ thường qualại. Cả gian nhà chính chỉ kê một bộ ván, còn bao nhiêu chỗ dành cho ghế thờ. Ghế lớnđặt ở dòng giữa. Một bộ lư đèn ngự ở đây, toàn bằng gỗ trắc đánh bóng lên nước. Trướcghế kê cái bàn. Ngày thường, đó là nơi đặt kỷ trà để tiếp khách. Đến ngày giỗ chạ thì trênsắp bày những xôi chè, canh thịt… Một cái ghế tương đối nhỏ hơn kê ở bên tay phải, saubộ ván. Cũng lại một bộ lư đèn bằng gỗ. Trên đầu thêm một cái khám thờ ông táo. Haimẹ con dường như chưa đồng ý về điểm này. Tính Năm Nhiều ít nói và hay nhường nhịn.Vả lại, ông Táo thì cũng đáng sợ như ông Địa nên anh chưa dám cả tiếng truất phế.Thôi thì thờ ai cũng được. Hơn nữa, nhà có lắm trẻ nhỏ mà theo lời truyền thì ông Táo lạithích quở trẻ con, hay bắt chúng nóng vặt. Thấy mẹ và anh nhân nhượng nhau, chị Củaem út của anh Năm Nhiều mượn ngay nơi đó để thờ “các đẳng”. Chị buôn bán dang,mây, hom nứa từ chợ Lùng chở về nên phải luôn luôn vái các đẳng phù hộ. Không có chỗnào dành cho chị hết nên chị phải mượn tạm cái khám. Vả lại đặt vẻn vẹn một nải chuốivà cắm một cây hương thì chỉ có chỗ ấy là tiện lợi hơn hết. Đã tránh được sự chỏn vẻn,trơ trọi mà được nơi kín đáo cần thiết cho nải chuối kịp chín. Đặt ở ghế dưới thì khôngyên được với lũ trẻ nhỏ. Chúng nó đòi ăn và có gan dám bẻ trộm lắm.Khi đã đặt vấn đề chiếm hữu nơi cái khám thì lẽ tất nhiên là hai dòng bàn thờ cũng phảiquy định thuộc phần ai. Mẹ anh phụ trách việc cúng kính từ hồi cha anh mất. Lúc bấy giờanh mới lên năm. Tính bà xuề xòa nên bà nghĩ rằng ai cũng xuề xòa như bà, kể cả các vịtổ tiên khuất mặt cũng vậy. Thành ra dù giỗ ông nội, bà nội, ông cố, bà cố hay cha NămNhiều, bà cũng chỉ sắp đồ cúng ở bàn thờ lớn. Vừa rộng rãi, vừa dễ đi lại. Bàn thờ nhỏ dođó mà chịu ế sốt cả thời kỳ bà cầm quyền. Kịp đến khi Năm Nhiều thay bà giữ quyền tếtục thì Năm Nhiều tổ chức có lề lối hơn. Bàn thờ nhỏ dành riêng cho cha anh. Bàn thờlớn dành cho tất cả các vị tổ tiên khác. Để phòng ngừa mẹ lộn xộn, anh lấy khuôn hìnhcủa cha anh vốn treo trên vách đem dựng vĩnh viễn trên ghế nhỏ. Hình chụp cha anh độimũ chào mào, áo quần lính tập thắt nịt da to và bắp chân quấn xà cạp. Để tỏ sự tột độnghiêm trang, ông cụ giơ tay mặt lên ngang trán chào theo kiểu nhà binh.Ông cụ đi lính mộ và hình như chết ở Mac xây, bên Pháp (chi tiết này tôi nghe cha tôi kểlại). Mẹ Năm Nhiều thì chỉ nhớ chắc chắn là ông cụ chết ở bên Tây, còn địa danh đíchxác thì cứ vài năm bà lại đổi một lần. Trí nhớ của bà không được mẫn nhuệ. Ngay cái tênlàng Định Trung, ấp Phong Nhiêu là nơi bà sống trên năm mươi năm rồi mà đố bà có nhớnỗi. Ai hỏi bà ở đâu thì chắc chắn là bà chỉ trả lời được rằng “Ở Soi giữa”. Vậy thì cứchừng vài năm ông cụ Năm Nhiều lại phải vì bà mà thay đổi chỗ chết một lần. Ban đầuthì đúng là Mac xây rồi, rồi Mặt xây, rồi Xây mặt… cho đến một hồi nào đó sáng kiếncủa người chinh phụ này cùn đi, năng lực biến chế của bà cạn đi và bà nói liều: “Chẳngbiết chết ở cái xứ Xây xây gì đó. Có cái hình của ổng kia kìa”. Cái hình ấy nay đã vàngvà bong đi mất nhiều mảng ở quanh rìa. Và theo sự phối trí mới của Năm Nhiều thì bâygiờ nó được ngự trị trên bàn nhỏ. Quả tình Năm Nhiều có năng lực tổ chức thật. Mọi sựcúng kính được điều hành có trật tự, ngoại trừ cái khám còn đang ở dưới chế độ cộngđồng tương đối bất ổn.Vừa hoàn thành tổ chức quản trị mới thì Tết đến . Đây là dịp thử thách tài của NămNhiều. Ngày 24 tháng chạp sau khi sang dẫy mả giùm cho nhà tôi xong, anh vay mẹ tôihai giạ nếp và năm mươi đồng. Hẹn sang mùa tháng ba trả. Hăm chín tháng chạp nhằmchợ Phiên Thành, anh mua vác về một tấm bức thờ bằng giấy trên viết một chữ thọ thật toở giữa và hai bên viết hai câu đối. Bức đó để treo trên vách nơi bàn thờ tổ tiên. Bốn bứckhác nhỏ hơn vẽ hình chim hạc, chim phượng, hoa sen, hoa mẫu đơn.. treo ở bàn thờ chaanh. Với mấy bức vẽ màu chói chang lòe loẹt, ngôi nhà anh sáng hẳn ra tươi vui như cóhội. Mấy đứa cháu, con chị Của cứ thập thò đứng nhìn làm quẩn cả chân anh.Khi cắm nhữ ...