Danh mục

Thế giới quan

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 71.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, bao gồm: - về những sự vật, hiện tượng - về quy luật chung của thế giới - về
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới quan Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểutượng về toàn bộ thế giới, bao gồm:- về những sự vật, hiện tượng- về quy luật chung của thế giới- về chỉ dẫn phương hướng hoạt động của người, một nhóm người trong xã hội nóichung đối với thực tại (nhằm phát triển sao cho tốt hơn)Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giớibao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới(tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con ngườiđối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người.2. Nguồn gốcThế giới quan của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức khoa học của nhân loại ởmột giai đoạn lịch sử nhất định. Kiến thức khoa học đó bao gồm cả các quan điểmtriết học, xã hội học, chính trị, đạo đức, kinh tế học và khoa học nói chung.Với bất kỳ ai nó chịu ảnh hưởng bởi:1. Những kiến thức tiếp nhận được2. Những kinh nghiệm cuộc sống đã trải nghiệm3. Thành phần của Thế giới quanThế giới quan hình thành gồm những yếu tố thuộc về tất cả thuộc hình thái ý thức xãhội:- Quan điểm triết học- Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ- Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của tâm thức, mô tả kiến thức qua trực giác cảmnhận.- Kiến thức Khoa học nhằm đến mục tiêu phương hướng thực tiễn trực tiếp cho conngười trong tự nhiên và xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tíchtổng hợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối sách khách quan lại với thực tiễn.- Các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh những quan hệ qua lạivà hành vi của con người.- Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh, vớinhững hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.Quan điểm và niềm tin triết học tạo nên nền tảng cho thế giới quan đúng đắn bởi:- Triết học lý giải về lý luận toàn bộ các dữ liệu của khoa học và thực tiễn- Triết học biểu diễn kết quả và hình thức một bức tranh thực tại khách quan nhất.4. Ý nghĩa Thế giới quanNhư vậy từ các hiểu biết về thế giới chúng ta có được bức tranh về thế giới trong ýthức tức THẾ GIỚI QUAN và từ đó nó quyết định lại thái độ và hành vi đối với thếgiới.Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển lôgiccủa xã hội và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.Vì thế, thế giới quan là trụ cột vềmặt hệ tư tưởng của nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, chính trị và hành vi5. Khái niệm Triết lý và Triết họcTriết lý là ý thức của con người (bao gồm hồi tưởng, suy tư toàn diện về cuộc đời vànhững cái liên quan) về đời người và người đời.Triết học là khoa học về các quy luật chung của cả tồn tại lẫn tư duy của con người,quá trình nhận thức phải phục tùng.Chúng ta có được kiến thức Triết lý, Triết học thì điều kiện cần là:1. Điều kiện tiên quyết là dám can đảm nhìn nhận chân lý và tin vào khả năng của lýtính (tư duy).2. Điều kiện thứ hai là lý tính không phải là tuyệt đối và thần thánh.Triết học là gì?Triết lý là hồi tưởng, là suy tư về toàn diện đời người và về tất cả những gì có liênquan đến đời người. Triết gia đặt câu hỏi cho đến kỳ cùng, không những để tìm đếnnền tảng sau cùng của sự vật, hiện tượng mà còn đặt câu hỏi về chính lý trí của mình,về chính những cái làm cho mình có thể đặt câu hỏi và trả lời.Vấn đề triết học là vấn đề ý thức của con người về mình, đem mọi chuyện cuộc đờira ánh sáng dưới lý trí chứ không phải để đem lại ích lợi vật chất.Thứ nhất, sống khác với việc đem cuộc sống ra ánh sáng của lý trí. Nó lại không phảinhư những tư tưởng biệt lập của các ngành khoa học khác mà là phần triết lý toàndiện về đời người. Chính vì vậy nó chiếm một vị trí trong toàn diện đời người. Mặcdù nó là ý thức của con người về đời người và người đời nhưng triết lý của mỗingười mỗi khác do kinh nghiệm sống, suy nghĩ và ý thức của mỗi người mỗi khác. Đểcó thể đạt được triết lý chung như các dòng triết học chính của toàn nhân loại – ngườita phải dựa trên kinh nghiệm thực phổ biến và dùng cái Lý phổ biến, những kết quảcủa mọi khoa học khác đương đại.Vậy để có triết học phải thoả mãn 2 điều kiện- Thứ nhất, can đảm nhìn nhận chân lý và tin tưởng vào khả năng của lý trí- Thứ hai, lý tính là thước đo kinh nghiệm của con người nên không phải là tuyệt đốihay là thần thánh.Con người bước đầu ý thức về mình như 1 thực thể tách khỏi giới tự nhiên. Tư duycon người hướng sự “phản tư” (tiếng Hy Lạp reflxio nghĩa là suy ngẫm, đánh giá) vàochính hoạt động của bản thân mình; từ đó hình thành nên một phương thức mới của tưduy để nhận thức thế giới – tư duy triết học.Thuật ngữ Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “yêu thích (philos) sựthông thái (sophia)”. Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà triếthọc là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bảnchất của mọi vật. Như vậy thời cổ đại, triết học được coi là toàn bộ tri thứ ...

Tài liệu được xem nhiều: