Thể hiện nội tâm trong ảnh chân dung nghệ thuật
Muốn hình ảnh con người thật giống hoặc trẻ ra, mọng và tươi thắm lên không phải là khó đối với người có trình độ kỹ thuật nhiếp ảnh thành thạo. Nhưng chỉ lột tả được đầy đủ cái vẻ giống bề ngoài của con người chưa phải là thể hiện một bức chân dung hoàn chỉnh, vì nghệ thuật không phải là sự sao chép đơn thuần, mà chính là sự chuyển hoá từ người mẫu thành hình tượng nghệ thuật, tức là dùng hình thức để diễn tả nội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể hiện nội tâm trong ảnh chân dung nghệ thuật
Thể hiện nội tâm trong ảnh chân
dung nghệ thuật
Muốn hình ảnh con người thật giống hoặc trẻ ra, mọng và tươi thắm lên không
phải là khó đối với người có trình độ kỹ thuật nhiếp ảnh thành thạo. Nhưng chỉ lột tả
được đầy đủ cái vẻ giống bề ngoài của con người chưa phải là thể hiện một bức chân
dung hoàn chỉnh, vì nghệ thuật không phải là sự sao chép đơn thuần, mà chính là sự
chuyển hoá từ người mẫu thành hình tượng nghệ thuật, tức là dùng hình thức để diễn
tả nội dung, mục đích của tác phẩm trong đó nhà nhiếp ảnh bộc lộ tâm tình và bản lĩnh
của mình.
Nhiệm vụ chính của ảnh chân dung thực đối với hoạ sĩ cũng như đối với nghệ sĩ
nhiếp ảnh là biểu hiện cho được không chỉ giống ở bề ngoài mà còn phải khám phá
cho được cái thế giới bên trong của con người bằng phương tiện tạo hình
Muốn như vậy trước hết nhà nhiếp ảnh chân dung phải làm quen với nhân vật
định thể hiện, tìm hiểu tâm tư họ, hoà mình với họ, yêu mến họ, kiên nhẫn chờ đợi thời
cơ, và nhạy cảm kịp thời phát hiện những nét độc đáo có thể chỉ thoáng qua một lần
trên bộ mặt đối tượng để “chộp gọn” lấy bằng trình độ kỹ thuật chính xác. Ngoài ra lại
cần biết khêu gợi kích động để biểu lộ những tình cảm thầm kín của đối tượng khi cần
thiết, khiến cho nó bộc lộ ra một cách tự nhiên, chân thật. Đó là trách nhiệm của nhà
nhiếp ảnh nghệ thuật đối với nhân vật, ví như nhà thơ tiếp xúc, gần gũi quần chúng để
gợi cảm, tìm hiểu, cô đúc, chuẩn bị cho đề tài sáng tác. Còn chính bản thân tác giả của
tác phẩm ảnh chân dung cũng không nên bắt ống kính phải thu hình một cách gượng
ép, chụp bằng được phải tự tạo lấy niềm hứng thú để phát huy sáng tạo và khi đã xúc
cảm phải dồn hết tâm tình, tài năng vào việc thể hiện một cách nhiệt tình như nhà thơ
đã lựa chọn được tiêu đề cần tranh thủ mọi cảm xúc dồn ra ngòi bút. Có như vậy mới
kịp thời giành được khoảnh khắc quý báu và mới thể hiện được tác phẩm thực tế, chân
thật, ảnh là một nghệ thuật miêu tả trực diện và chính xác nhất.
Trong việc miêu tả con người ảnh chân dung phải biểu hiện được cá tính, nhân
cách, diễn đạt được thế giới nội tâm của nhân vật mới đạt yêu cầu của nghệ thuật. Đó
là đòi hỏi của nghệ thuật nhiếp ảnh trong xu thế vươn lên ngang tầm với các ngành
nghệ thuật khác.
Chụp chân dung mà biểu lộ được thế giới nội tâm của đối tượng tức là đã trang
bị thêm phần hồn cho bức ảnh. Một bức ảnh có hồn nghĩa là từ những đường nét của
người trong ảnh nổi bật sức sống chân thật, khiến khi người ngắm ảnh có cảm giác như
người trong ảnh đang tỏ thái độ, tâm sự với ta, gợi cho ta thấy như đang tiếp xúc với
người bằng da bằng thịt, đòi ta phải lắng nghe tâm tình của họ. Đây là vấn đề đòi hỏi
đến cảm xúc, kết hợp với tài hoa của tác giả.
Trong ảnh chân dung cũng như trong hình thể con người, đôi mắt, cái miệng và
hai bàn tay là những bộ phận quan trọng nhất để bộc lộ thái độ và tình cảm. Đó là các
trọng điểm cần tập trung miêu tả.
1.Về đôi mắt
Ảnh chân dung có giống, có đẹp, đạt yêu cầu nghệ thuật hay không là do các
đường nét thể hiện trên khuôn mặt quyết định và trong toàn bộ gương mặt, đôi mắt là
mực thước tiêu biểu nhất của tâm hồn.
Qua đôi mắt người ta dễ dàng phát hiện rõ tâm tư, tình cảm, hiểu được từng
niềm vui ánh lên tươi tắn, nỗi buồn rầu đau khổ trong vành mi trĩu nặng xỉu xuống,
hoặc sự căm thù giận dữ làm giãn đồng tử, chau lông mày.
Cũng từ đôi mắt dễ nhận rõ sự thương yêu trìu mến của người mẹ, thái độ
nghiêm khắc của người cha, lòng quyết tâm của người chiến sĩ, vẻ phấn chấn hồ hởi
sau khi hoàn thành nhiệm vụ, khát vọng, hoài bão, sự cầu cứu, van lơn… Tất cả mọi
điều thầm kín nhất đều rực lên hoặc đọng lại trong khoé mắt.
Nhà nhiếp ảnh phải biết phân biệt cho rành rõ, tạo hình thích hợp, nhạy bén với
những vẻ phát lộ tiêu biểu từ tâm trạng nhân vật mới bấm máy đúng khoảnh khắc ánh
lên từ đôi mắt.
Có người thường tránh không để đối tượng nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh
bất kỳ ở kiểu cách nào. Tất nhiên là có những kiểu ảnh không thể đòi hỏi đối tượng
nhìn vào ống kính được, nhưng nếu mọi trường hợp đều áp dụng như vậy là rập khuôn
máy móc, dễ làm cho sự biểu lộ đôi mắt bị hạn chế, thậm chí có khi còn giảm thiểu
nhiều tác dụng hoặc phản lại ý đồ miêu tả của người chụp.
Chụp người đang hoạt động dĩ nhiên là tầm mắt bắt buộc phải hướng vào phía
có sự việc liên quan, nhưng chụp người đang ở trạng thái tĩnh, không có bối cảnh nào
cần thiết phải cho đối tượng hướng về đó, sao lại không thể cho đôi mắt họ nhìn thẳng
vào ống kính, để mắt người trong ảnh bắt gặp ánh mắt người xem ảnh, có dễ gây ra sự
lôi cuốn thu hút hơn không ? Chính nhờ ánh mắt gặp nhau dễ tạo ra sự hấp dẫn, giao
lưu tình cảm giữa người trong ảnh với người xem. Ngay bản thân chúng ta, vì thử khi
nhận được một bức chân dung của người thân yêu lâu ngày xa vắng mà nhìn thấy mắt
trong ảnh chiếu thẳng vào ta, đố ai không ít nhiều xúc đ ...