Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.88 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Do quá trình phát triển liên tục và cực chậm chạp, do việc bảo lưu văn bản hết sức tốt cũng như nhờ có việc xuất hiện sớm của kỹ thuật in ấn nên văn học Trung Quốc cung cấp cho ta tư liệu hết sức độc đáo để đặt những vấn đề về sự tiến hóa và thay đổi của hệ thống các thể loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Do quá trình phát triển liên tục và cực chậm chạp, do việc bảo lưu văn bản hếtsức tốt cũng như nhờ có việc xuất hiện sớm của kỹ thuật in ấn nên văn học TrungQuốc cung cấp cho ta tư liệu hết sức độc đáo để đặt những vấn đề về sự tiến hóa vàthay đổi của hệ thống các thể loại. Bản thân khái niệm “thể loại” trong khoa nghiên cứu văn học Trung Quốcđương đại được truyền đạt qua từ “thể tài” (體 裁) trong đó “thể” nghĩa đen là “thânthể”, “hình thức”, “kiểu” và “tài” - “cắt xén”. Cùng với từ này, người ta cũng dùng cácthuật ngữ khác như “văn thể” (文 體), theo nghĩa đen là “thân thể văn học”, “hình thứcvăn học”. Những khái niệm này chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ XX, nhưng bảo lưutrong chúng thành tố “thể”, tức là thân thể, vốn đã được sử dụng theo nghĩa đó từ thờiviễn cổ. Trong một chứng tích văn tự đầu tiên của người Trung Quốc - KinhSử (“Thượng Thư” hay là “Thư Kinh”) ta gặp câu “Từ thiện thể thuộc” (Lời tuyệt đẹpmà thể lệ thuộc). Như các nhà nghiên cứu của Trung Quốc giả định, trong Kinh Sử rõ ràng đã tồntại quan niệm về “thân thể của văn học” (văn thể), tức là về một số hình thức nào đókhông được đưa vào khái niệm 辞 “từ” (Xue Phen Chan, tr.3). Tất nhiên, không có cơsở để nghĩ rằng các tác giả cổ xưa của Kinh Sử đã đề cập đến các phạm trù văn học haydẫu chỉ là những thể loại ngôn từ. Thuật ngữ 體 thể” có thể diễn đạt những khái niệmrất khác nhau và trước hết là những phạm trù phong cách học cũng như những phạmtrù chung nào đó, tương ứng với việc phân chia loại hình ở thời hiện đại ra “thơ ca” và“văn xuôi”, v.v... Mặc dù trong tiếng Hán cổ đại chưa hề có khái niệm trừu tượng “thểloại”, song những kiểu cấu tạo văn bản đặc biệt - xét về hình thức, phong cách và cũngcó thể cả những dấu hiệu về đề tài - đã được các tác giả cổ đại phân chia, ta có thể, mộtcách ước lệ, coi chúng là những tổ chức về thể loại giống như chúng ta xem nhữngkiểu văn học dân gian, những dạng dân ca hay tự sự dân gian là những tổ chức như thế.Nhân đây phải nói rõ là những tổ chức thể loại sơ khai nhất mà chúng ta bắt gặp trongnhững chứng tích văn chương cổ đại thoạt kỳ thủy đã hình thành trong truyền thốngvăn học truyền miệng. Các chứng tích văn chương cổ đại Trung Quốc, nếu như không tính đến nhữngghi chép tản mát trên mai rùa hay xương động vật chủ yếu để bói toán, là những vựngtập bao gồm những văn bản khác nhau về nguồn gốc và tính chất. Thêm vàođó, những vựng tập này được xếp sắp theo kết cấu và phong cách. Thuộc về những vựng tập cổ xưa nhất ấy là Kinh Sử, với những phần xa xưahơn cả, chắc được hình thành từ thiên niên kỷ thứ hai trước CN và những phần muộnnhất hình thành vào thời đại của Khổng Tử, ở thế kỷ VI trước CN. Trong thành phầncủa vựng tập này, với nội dung kể chuyện, nói chung một cách có gắn kết lôgich(nhưng chưa có gắn kết chủ đề), về các sự kiện thời viễn cổ, chúng ta phát hiện thấynhững mảng mảnh được tách riêng nhờ những ký hiệu từ vựng đặc biệt. Ví dụnhư cáo (告) – thông báo tới nhân dân, một dạng hiệu triệu của lãnh tụ đối với đồngbào mình. Bản thân chữ cáo bắt nguồn từ động từ cáo nghĩa là nói (về tự dạng, từ giữathiên niên kỷ thứ nhất sau CN, cáo với nghĩa là “thông báo tới nhân dân” có thêmbộ ngôn (言) là lời nói). Như các nhà chú giải Trung Quốc đã chỉ rõ, lúc đầuchữ cáo không nhất thiết mang nghĩa là thông báo của người trên gửi cho người dưới,nó có thể là thông báo của người dưới gửi cho người trên (lãnh tụ, người cai trị...).Nhưng dần dần, ý nghĩa đầu tiên trở nên áp đảo và thuật ngữ cáo bắt đầu được áp dụngcho thông báo của người lãnh đạo đối với thần dân. Chính là trong nghĩa thuật ngữnày, nó đã được sử dụng trong Kinh Sử. Thuật ngữ thứ hai được bắt gặp trong các trang viết của chứng tích cổ xưa nàylà thệ (誓) - lời thề. Đây nói về lời thề trước khi xuất quân, lời thề chiến binh, rất đặctrưng không chỉ cho người Trung Quốc cổ đại mà tất cả các dân tộc khác. Tuy nhiên,không phải mọi lời thề từ cửa miệng của các bá vương đều được diễn tả bằngtừ thệ trong các văn bản cổ. Thuật ngữ thứ ba trong văn kể chuyện của KinhSử là mệnh (命) – mệnh lệnh của các lãnh tụ bộ lạc hay các vương hầu. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng tất cả các thuật ngữ này và các tổ chứcvăn bản đứng sau chúng, những văn bản có thể gọi một cách ước lệ là các thể loại cổđại, đã trực tiếp gắn liền với thực tiễn hoạt động của các bậc đế vương cổ đại. Tất cảchúng đều là những thông báo của bề trên gửi cho cấp dưới, những thông báo thực ratruyền bằng miệng do những điều kiện của thời ấy (thiếu các vật liệu cần thiết để viếtchữ, sự sơ khai của bản thân hệ thống chữ tượng hình). Có thể giả định hai khả năngthâm nhập của chúng vào văn bảnKinh Sử. Hoặc là chúng được truyền miệng trongmột thời gian dài (hàng nhiều thế kỷ), lưu trong trí nhớ dân gian và đã được ghi lại khicó sử sách, chúng được trích dẫn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Do quá trình phát triển liên tục và cực chậm chạp, do việc bảo lưu văn bản hếtsức tốt cũng như nhờ có việc xuất hiện sớm của kỹ thuật in ấn nên văn học TrungQuốc cung cấp cho ta tư liệu hết sức độc đáo để đặt những vấn đề về sự tiến hóa vàthay đổi của hệ thống các thể loại. Bản thân khái niệm “thể loại” trong khoa nghiên cứu văn học Trung Quốcđương đại được truyền đạt qua từ “thể tài” (體 裁) trong đó “thể” nghĩa đen là “thânthể”, “hình thức”, “kiểu” và “tài” - “cắt xén”. Cùng với từ này, người ta cũng dùng cácthuật ngữ khác như “văn thể” (文 體), theo nghĩa đen là “thân thể văn học”, “hình thứcvăn học”. Những khái niệm này chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ XX, nhưng bảo lưutrong chúng thành tố “thể”, tức là thân thể, vốn đã được sử dụng theo nghĩa đó từ thờiviễn cổ. Trong một chứng tích văn tự đầu tiên của người Trung Quốc - KinhSử (“Thượng Thư” hay là “Thư Kinh”) ta gặp câu “Từ thiện thể thuộc” (Lời tuyệt đẹpmà thể lệ thuộc). Như các nhà nghiên cứu của Trung Quốc giả định, trong Kinh Sử rõ ràng đã tồntại quan niệm về “thân thể của văn học” (văn thể), tức là về một số hình thức nào đókhông được đưa vào khái niệm 辞 “từ” (Xue Phen Chan, tr.3). Tất nhiên, không có cơsở để nghĩ rằng các tác giả cổ xưa của Kinh Sử đã đề cập đến các phạm trù văn học haydẫu chỉ là những thể loại ngôn từ. Thuật ngữ 體 thể” có thể diễn đạt những khái niệmrất khác nhau và trước hết là những phạm trù phong cách học cũng như những phạmtrù chung nào đó, tương ứng với việc phân chia loại hình ở thời hiện đại ra “thơ ca” và“văn xuôi”, v.v... Mặc dù trong tiếng Hán cổ đại chưa hề có khái niệm trừu tượng “thểloại”, song những kiểu cấu tạo văn bản đặc biệt - xét về hình thức, phong cách và cũngcó thể cả những dấu hiệu về đề tài - đã được các tác giả cổ đại phân chia, ta có thể, mộtcách ước lệ, coi chúng là những tổ chức về thể loại giống như chúng ta xem nhữngkiểu văn học dân gian, những dạng dân ca hay tự sự dân gian là những tổ chức như thế.Nhân đây phải nói rõ là những tổ chức thể loại sơ khai nhất mà chúng ta bắt gặp trongnhững chứng tích văn chương cổ đại thoạt kỳ thủy đã hình thành trong truyền thốngvăn học truyền miệng. Các chứng tích văn chương cổ đại Trung Quốc, nếu như không tính đến nhữngghi chép tản mát trên mai rùa hay xương động vật chủ yếu để bói toán, là những vựngtập bao gồm những văn bản khác nhau về nguồn gốc và tính chất. Thêm vàođó, những vựng tập này được xếp sắp theo kết cấu và phong cách. Thuộc về những vựng tập cổ xưa nhất ấy là Kinh Sử, với những phần xa xưahơn cả, chắc được hình thành từ thiên niên kỷ thứ hai trước CN và những phần muộnnhất hình thành vào thời đại của Khổng Tử, ở thế kỷ VI trước CN. Trong thành phầncủa vựng tập này, với nội dung kể chuyện, nói chung một cách có gắn kết lôgich(nhưng chưa có gắn kết chủ đề), về các sự kiện thời viễn cổ, chúng ta phát hiện thấynhững mảng mảnh được tách riêng nhờ những ký hiệu từ vựng đặc biệt. Ví dụnhư cáo (告) – thông báo tới nhân dân, một dạng hiệu triệu của lãnh tụ đối với đồngbào mình. Bản thân chữ cáo bắt nguồn từ động từ cáo nghĩa là nói (về tự dạng, từ giữathiên niên kỷ thứ nhất sau CN, cáo với nghĩa là “thông báo tới nhân dân” có thêmbộ ngôn (言) là lời nói). Như các nhà chú giải Trung Quốc đã chỉ rõ, lúc đầuchữ cáo không nhất thiết mang nghĩa là thông báo của người trên gửi cho người dưới,nó có thể là thông báo của người dưới gửi cho người trên (lãnh tụ, người cai trị...).Nhưng dần dần, ý nghĩa đầu tiên trở nên áp đảo và thuật ngữ cáo bắt đầu được áp dụngcho thông báo của người lãnh đạo đối với thần dân. Chính là trong nghĩa thuật ngữnày, nó đã được sử dụng trong Kinh Sử. Thuật ngữ thứ hai được bắt gặp trong các trang viết của chứng tích cổ xưa nàylà thệ (誓) - lời thề. Đây nói về lời thề trước khi xuất quân, lời thề chiến binh, rất đặctrưng không chỉ cho người Trung Quốc cổ đại mà tất cả các dân tộc khác. Tuy nhiên,không phải mọi lời thề từ cửa miệng của các bá vương đều được diễn tả bằngtừ thệ trong các văn bản cổ. Thuật ngữ thứ ba trong văn kể chuyện của KinhSử là mệnh (命) – mệnh lệnh của các lãnh tụ bộ lạc hay các vương hầu. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng tất cả các thuật ngữ này và các tổ chứcvăn bản đứng sau chúng, những văn bản có thể gọi một cách ước lệ là các thể loại cổđại, đã trực tiếp gắn liền với thực tiễn hoạt động của các bậc đế vương cổ đại. Tất cảchúng đều là những thông báo của bề trên gửi cho cấp dưới, những thông báo thực ratruyền bằng miệng do những điều kiện của thời ấy (thiếu các vật liệu cần thiết để viếtchữ, sự sơ khai của bản thân hệ thống chữ tượng hình). Có thể giả định hai khả năngthâm nhập của chúng vào văn bảnKinh Sử. Hoặc là chúng được truyền miệng trongmột thời gian dài (hàng nhiều thế kỷ), lưu trong trí nhớ dân gian và đã được ghi lại khicó sử sách, chúng được trích dẫn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 717 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 459 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 371 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0