Danh mục

Thế nào là mua bán hay sáp nhập công ty?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 84.57 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để ra đời một pháp nhân mới. Ngược lại, mua bán là một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác nhưng không ra đời pháp nhân mới. Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với một thuật ngữ là M&A (Mergers and Acquisitions) nhưng vẫn có sự khác biệt về bản chất. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế nào là mua bán hay sáp nhập công ty? Thế nào là mua bán hay sáp nhập công ty? Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để ra đời một pháp nhân mới. Ngược lại, mua bán là một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác nhưng không ra đời pháp nhân mới. Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với một thuật ngữ là M&A (Mergers and Acquisitions) nhưng vẫn có sự khác biệt về bản chất. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó gọi là mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng”, bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Quá trình sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ phát hành. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên quyết định liên kết vì lợi ích chung. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc nó có được diễn ra một cách “vui vẻ” giữa hai bên hay bị ép buộc, thâu tóm nhau. Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, có nhiều hình thức sáp nhập khác nhau: sáp nhập ngang hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành thường diễn ra với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm và thị trường; sáp nhập dọc diễn ra với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ; sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra với hai công ty có cùng loại sản phẩm, nhưng phân phối ở những thị trường khác nhau; sáp nhập mở rộng sản phẩm diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng liên quan trong cùng một thị trường; sáp nhập kiểu tập đoàn là hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề... Những khoản lợi nhuận ngắn hạn khổng lồ có thể là cám dỗ với những người mới tập tễnh bước vào thị trường. Thế nhưng, đi theo một chiến lược dài hạn và từ bỏ chủ trương 'đi vào - rời bở, rời bỏ - đi vào' là một điều bắt buộc với một nhà đầu tư đúng nghĩa. Điều này không có nghĩa rằng những nhà đầu tư dài hạn không thể kiếm tiền từ những giao dịch năng động, linh hoạt trong ngắn hạn. Thế nhưng, như chúng tôi đã nói, đầu tư và mua bán giao dịch là hai cách thức hoàn toàn khác nhau dù với cùng mục đích là kiếm lời. Việc mua bán giao dịch bản thân nó chất chứa những rủi ro khác hẳn mà các nhà đầu tư mua-và-nắm-giữ không bao giờ được trải nghiệm. Một cách thức đầu tư không nhất định phải luôn tốt hơn một cách thức nào khác - cả hai đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Việc tham gia vào các cuộc mua bán sôi động (active trading) sẽ là sai lầm chết người với những người không có khả năng xác định thời gian chính xác, không có nguồn tài chính vững, sự đào tạo nhất định và sự đam mê. Hầu hết mọi người không phù hợp với cách thức tham gia thị trường chứng khoán này. Những người khác nhau dùng các cách thức khác nhau để lựa chọn cổ phiếu và tiến đến mục tiêu đầu tư của mình. Có rất nhiều con đường để có thể thành công và không một ai có thể tự tin rằng chiến lược đầu tư của mình tốt hơn của người khác. Tuy nhiên, một khi bạn đã tìm ra phong cách của mình, hãy gắn bó với nó. Một nhà đầu tư lúng túng giữa hai chiến lược lựa chọn cổ phiếu khác nhau sẽ rất có khả năng phải nếm trải những khiếm khuyết lớn nhất, chứ không phải những ưu điểm nổi trội nhất, của cả hai chiến lược đó.

Tài liệu được xem nhiều: