Danh mục

THÊM MỘT KỶ NIỆM BUỒN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.49 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà tôi có khá đông anh em, ngoài ông anh trai lớn hơn năm tuổi tôi còn có tới năm đứa em nữa, một trai bốn gái, trong đó hai đứa kề tôi và hai đứa nhỏ nhất là gái. Ngoài đứa em gái út được sinh ra tôi còn nhớ rất rõ (vì nó nhỏ hơn tôi một giáp) và đứa kề út tôi có nhớ mang máng thì khi vừa có trí khôn tôi đã thấy có sẵn hai đứa em gái và thằng em trai rồi. Dĩ nhiên những đứa kề nhau thì gần gủi với nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THÊM MỘT KỶ NIỆM BUỒN THÊM MỘT KỶ NIỆM BUỒNNhà tôi có khá đông anh em, ngoài ông anh trai lớn hơn năm tuổi tôi còn có tới năm đứaem nữa, một trai bốn gái, trong đó hai đứa kề tôi và hai đứa nhỏ nhất là gái. Ngoài đứaem gái út được sinh ra tôi còn nhớ rất rõ (vì nó nhỏ hơn tôi một giáp) và đứa kề út tôi cónhớ mang máng thì khi vừa có trí khôn tôi đã thấy có sẵn hai đứa em gái và thằng em trairồi. Dĩ nhiên những đứa kề nhau thì gần gủi với nhau hơn.Kể ra cũng phải công nhận ba má tôi giỏi thiệt. Đồng lương lính tráng giữa thời buổichiến tranh mà nuôi cả bầy con đang tuổi ăn tuổi học là quá tài. Dĩ nhiên tôi cũng cảmnhận được nhà mình hơi nghèo, nghèo từ cái nhà mái tôn vách ván ở lưng chừng Núi Sạnvà nghèo trên những bộ đồ chợ má tôi mua cho chúng tôi trong những ngày lễ tết…Nhưng vui! Người ta thường nói “của không ngon đông con cũng hết” mà.Em kề tôi là con Hoa, nhỏ hơn tôi hai tuổi. Con này mập mạp, khỏe mạnh và rất tháo vác,chuyện gì nặng nhọc nó đều làm được một cách dễ dàng. Một hôm nó từ ngoài đườngchạy về khóc lu loa rồi nói: “Người ta nói con là con nuôi, hu hu…” Má tôi nạt: “Đứanào nói tầm bậy dữ vậy. Đừng có nghe lời người ta. Nuôi gì mà nuôi chớ”. Nó thút thítmột chút rồi lại quên, chạy đi chơi tiếp tục.Sau này lớn lên, nó cũng còn vài lần buồn vì chuyện này do có nghe ai đó nói xa nói gần.Thỉnh thoảng tôi bắt gặp nó đứng trước gương soi rất lâu. Mà cũng rất đáng để bănkhoăn. Con Hoa có nước da ngâm đen trong khi trong nhà ai cũng trắng, trừ tôi và thằngem dang nắng tắm biển cả ngày thì không tính. Nó có mái tóc quăn trong khi tóc ai cũngsuôn đuột. Khuôn mặt đẹp, mũi cao, môi dày một cách đầy đặn (môi tôi mỏng dính), đặcbiệt đôi mắt ẩn sâu nhìn y chang mấy cô diễn viên Ấn Độ trên xi nê lúc đó. Có lần tôi dòhỏi má tôi, bà chỉ nói “Tào lao, đứa nào nói chuyện này tao đánh chết” rồi bỏ đi.Trong khi con Hoa vẫn còn đang phân vân nghi vấn thì đến năm 1975. Các biến cố xảy radồn dập cuốn hút mọi người trôi theo cái guồng quay mới. Cả nhà tôi tất tả cuốc càykhiêng vác để kiếm miếng ăn, và con Hoa cũng tạm thời quên đi cái thắc mắc ngày nào.Nó làm việc như điên, trở thành một lao động chính của gia đình tôi trong những ngày cơcực. Gần cuối năm 1979, tôi vừa xong khóa đào tạo giáo viên cấp 1 cũng vừa lúc gia đìnhtôi nhận giấy gọi đi kinh tế mới. Đây là đợt điều động đi kinh tế mới lần thứ hai. Lần thứnhất vào cuối năm 1976 và anh tôi đã xung phong đi thay cho cả nhà với hy vọng ngườita sẽ bỏ qua cho ba tôi. Nhưng người ta vẫn nhớ và gia đình tôi một lần nữa lại “lênđường”. Tôi ra trường được phân công về dạy học tại nơi ở cũ nhưng bây giờ biết về vớiai? Cầm quyết định tôi đến cơ quan Giáo dục xin đổi lại về kinh tế mới, nơi gia đình tôivừa chuyển đến. Dĩ nhiên tôi được khen ngợi nức nở vì đã tình nguyện đi dạy học vùngkinh tế mới! Tôi cũng chả dại gì nói rõ lý do, chỉ tủm tĩm cười vui một mình.Cuộc sống ở kinh tế mới có lẽ nhiều người đã biết, tôi sẽ ghi lại trong một dịp khác vì ởđây đang nói về con Hoa, em tôi. Ở vùng đất mới này, ngoài ba má tôi thì nó là đứa cócông nhiều nhất trong việc khai khẩn đất hoang, gieo trồng, thu hoạch. Tôi thì chỉ thỉnhthoảng theo ba tôi đi phát rẫy trên một sườn núi toàn tre gai, công lao không có gì đángkể. Đối với tôi, những năm tháng ở đây tuy khổ cực nhưng vui. Vui vì ai cũng khổ nênkhông còn thấy mình khổ nữa. Vui vì ở vùng kinh tế mới này tôi là “thầy giáo” nên cónhiều bạn bè là đồng nghiệp từ các nơi khác đến. Các bạn tôi ở tập thể, chỉ có tôi sau buổidạy là về với gia đình, ấm áp và ủi an.Năm tháng trôi qua, chúng tôi đứa nào cũng trưởng thành và lúc này thì tôi đã biết conHoa em tôi là “con nuôi” thiệt. Ba má và tôi nói chuyện riêng với nhau. Má tôi nói conHoa đã mấy lần hỏi thẳng và bà luôn phủ nhận. Ba tôi đưa ra ý kiến: “Hay là tôi nói nó làcon riêng của tôi? Nuôi nó từ hồi mới đẻ tới giờ mà nói cho nó biết là con nuôi thì tộinghiệp quá đi. Khổ cái là nó khác quắt, không giống đứa nào trong nhà, biết giải thíchsao đây?…”. Má tôi chép miệng: “Cũng tại mấy ông mấy bà trong dòng họ nhà mình nóira chớ người ngoài có biết gì đâu mà nói”.Chuyện còn chưa biết tính sao thì em tôi có “bồ”. Bạn trai nó bằng tuổi tôi, nhà ở xómbên cạnh, là dân quê lâu đời ở địa phương chứ không phải người thuộc vùng kinh tế mới.Kẹt cái là người ngoại đạo nên việc hai đứa đi lại với nhau không suôn sẻ chút nào. Cảhai rất đều rất sợ tôi vì tôi là người phản đối gay gắt nhất. Phần vì lý do tôn giáo, phần vìnhà bạn trai nó mẹ góa con côi quá nghèo, tôi sợ em tôi về đó sẽ càng khổ thêm. Ba mátôi còn đang loay hoay tính toán cho bạn trai nó học đạo thì nó có bầu, chương trình cướihỏi theo luật đạo coi như dở dang. Theo luật của người công giáo, cuộc hôn phối này làkhông hợp pháp, nhưng kệ ai muốn nói gì, ba má tôi cũng tổ chức một mâm cơm đơngiản có gia đình hai bên để chính thức công nhận hai đứa là vợ chồng. Em tôi về với bênchồng từ ngày đó. Tôi nhớ đó là khoảng giữa năm ...

Tài liệu được xem nhiều: