Ông Đáo và ông Lai cùng ở khu phố Lương Văn Chánh. Tuổi họ đã vượt hàng bảy. Cả hai đều 73 tuổi. Nhưng 7 + 3 = 10 là bị sao La Hầu chiếu. Công thức cứ như thế. Nam sợ La Hầu, nữ kỵ Kế Đô. Năm nay gay go. Xấu. Ông Đáo lọt khỏi bụng mẹ vào tháng Giêng, ông Lai lọt ra tháng Hai. Thế nên Ông Đáo buộc phải làm vai anh. Việc làm vai anh này rất đương nhiên vì Ông Đáo già hơn ông Lai cả tháng. Làm anh chả lợi lộc gì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thèm ngủ giấc ngủ ấy Thèm ngủ giấc ngủ ấy TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ PHAN LƯUÔng Đáo và ông Lai cùng ở khu phố Lương Văn Chánh. Tuổi họ đã vượt hàng bảy. Cảhai đều 73 tuổi. Nhưng 7 + 3 = 10 là bị sao La Hầu chiếu. Công thức cứ như thế. Nam sợLa Hầu, nữ kỵ Kế Đô. Năm nay gay go. Xấu. Ông Đáo lọt khỏi bụng mẹ vào thángGiêng, ông Lai lọt ra tháng Hai. Thế nên Ông Đáo buộc phải làm vai anh. Việc làm vaianh này rất đương nhiên vì Ông Đáo già hơn ông Lai cả tháng. Làm anh chả lợi lộc gìnhưng nguyên tắc phải thế. Sinh đôi, rớt ra “bịch…bịch”, đứa “bịch” trước cũng buộcphải làm anh hay làm chị.Hai ông vẫn thường uống rượu trắng nơi quán Cây Trứng Cá góc Bà Triệu – Nguyễn TriPhương. Họ chỉ uống rượu trắng và ăn lạc rang. Lúc nào cũng thế, cũng rượu trắng vàchỉ lạc rang. Ngày trước ông Đáo là võ sư Thiếu Lâm Tự, ông Lai là thầy giáo dạy Văn.“Đô” uống của hai ông chung một lít rượu mạnh là vừa đủ ngon.Dân khu phố Lương Văn Chánh ai cũng biết hai ông, nhưng phần đông họ không rõ ôngnào là Đáo, ông nào là Lai. Họ không ghét cũng không thương. Không trọng cũng khôngkhinh. Nói chung, họ không quan tâm. Có hai ông cũng được, không có hai ông cũngđược, cũng vẫn mãi là khu phố Lương Văn Chánh nhàn nhạt, nghèo nghèo.Bà Bảy chủ quán Cây Trứng Cá không nói chuyện với hai ông. Hễ thấy hai ông vào, bàliền đặt lít rượu, đĩa lạc rang, hai chiếc ly lên bàn và lo công việc của mình. Hai ông cũngkhông nói chuyện với bà Bảy. Uống xong, họ đặt tiền lên bàn, dằn cái chai cho gió khỏibay, rồi ra đi không ngoái cổ lại.Vòm cây Trứng Cá trên chỗ hai ông ngồi, thỉnh thoảng gió thổi rớt trái chín xuống mặtbàn, phụ vào đĩa lạc rang một hương vị khó quên.***Chiều nay như thường lệ, họ ngồi uống rượu trắng nơi quán Cây Trứng Cá. Hai ông vừauống vừa lơ đãng nhìn người qua kẻ lại. Gió mát từ sông Ba tạt vào. Một buổi chiềukhông khí dễ chịu. Dường như gió có quyền lực màu nhiệm, thổi cả tâm hồn con người rangoài thân thể, thoát khỏi tù hãm, để hưởng chút mát mẻ rộng thênh.Vừa cụng ly với bạn, đột nhiên ông Đáo nhớ mình nay đã 73 tuổi. Cái nhớ thật kỳ cục.Mình 73 tuổi sờ sờ ra đấy, vậy mà trí mình vẫn cứ nhớ mình 73 tuổi. Như thế có nghĩa làgì nhỉ? Ông chau mày tự hỏi. Lập tức ông mỉm cười. Như thế có nghĩa là trí nhớ nó“báođộng”. Không phải trí nhớ nó nhớ, chính là nó báo động. Báo động khác với nhớ. Nó báođộng quỹ thời gian đời mình gần kiệt. Ông hớp ngụm rượu, thong thả hỏi ông Lai, giọngrất thân mật dịu dàng:“Lai à, có bao giờ hiền đệ nghĩ đến cái chết của mình không nhỉ?”“Cái chết của mình à?” – Ông Lai ngước nhìn bạn.Ông Đáo vẫn trầm ngâm nhìn ra đường:“Ừ, cũng như mình có cái nhà, mình có chiếc xe, mình có bà vợ của mình…thì mìnhcũng có cái chết của mình. Cái chết đó, nó là của mình chứ của ai? Tôi nghĩ đó cũng làmột dạng tài sản khó chịu”.Ông Lai nói giọng đều đều:“Huynh nói đúng. Nói chung, dạng tài sản khó chịu ấy ẩn núp khắp mọi nơi. Nó lấp lánhnơi mũi dao, cót két trên giường, mặn mà trong nụ hôn, lảo đảo trong tai nạn, sột soạttrong tiền Pô-li-me, gầm rú ngoài sông biển, ngã đổ trên rừng, vun vút trênđường…Nhưng tài sản khó chịu của tôi, lại nhiều khả năng có ngay tại nhà tôi, trên tấmphản gỗ, rồi tiếp đến tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Và cuối cùng, trụ vĩnh viễn tại nghĩa địacây Trâm”.“Thế, đệ có biết nó ra sao không? Cái tài sản khó chịu ấy?” – Ông Đáo hỏi.“Nó ấy à? Cái chết của mình ấy à? Tài sản khó chịu ấy à? Ồ, nó rất giản dị, nhanh gọn vàkhông trọng lượng. Sau khi mình xài nó…chắc chắn mình sẽ được tự do”.Nghe thế, ông Đáo nín thinh. Ông nghĩ, nếu như thế, như lời ông bạn Lai nói, ắt có hailoại người luôn hưởng được tự do. Đó là loại chưa sinh và loại chết rồi. Còn loại đangsống không bao giờ có được tự do ấy. Tự do cũng quả thật khó chịu. Ông hỏi ông bạnLai:“Đệ có sợ nó không?”“Nó là ai?” – Ông Lai gặng lại.“Nó là tự do” – Ông Đáo nói.Ông Lai ngước nhìn vòm cây Trứng Cá, ánh mắt như mong nó rớt vài trái:“Sao không sợ? Chết xong mới được tự do cơ mà. Sao không sợ tự do?”.Ông Đáo cười vu vơ. Lại hỏi:“Vậy tự do là gì?”Ông Lai trả lời ngay:“Là chết xong. Là hết sống”.Ông Đáo nín thinh. Đúng thế. Tự do quả thật dễ hiểu nếu ta chết rồi. Giờ, còn sống khôngthể nào hiểu nổi.Ông Lai rót rượu và họ cụng một ly nữa. Sau khi khà một tiếng, ông Lai nói:“Nếu không có đệ bên cạnh, mỗi khi có việc gì bí… huynh hãy hỏi rượu, nhá?”.“Hỏi rượu? Rượu biết gì trả lời?” – Ông Đáo mím môi nhìn bạn.Ông Lai lại rót rượu:“Hỏi nó bằng cách uống nó. Khi huynh hỏi nó, nó sẽ trả lời trong bụng huynh . Và lúc ấytai huynh sẽ nghe như nghe điện thoại vậy”.Ông Đáo cười:“Ghi nhận. Đệ Lai này, mình lúc nào cũng bám theo cái chết của mình. Hễ nó kêu lên…là mình liền dạ có tôi. Xin lỗi đệ, ban nãy, tôi lầm rồi. Cái chết nó có mình, không phảimình có nó. Ôi, tôi lầm lẫn hàng loạt mới khổ cơ chứ. Chiếc xe nó có mình, cái nhà nó cómình, bà vợ có ông chồng là mình. Cái chế ...