Thông tin tài liệu:
Mục tiêu- Nêu được giới hạn bình thường của huyết áp động mạch.- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.- Trình bày được những thay đổi bệnh lý của huyết áp.- Lựa chọn được kích thước túi hơi phù hợp cho việc đo huyết áp ở từng lứa tuổi và tùy từng vị trí đo.- Đo được huyết áp động mạch đúng quy trình kỹ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH Mục tiêu - Nêu được giới hạn bình thường của huyết áp động mạch. - Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. - Trình bày được những thay đổi bệnh lý của huyết áp. - Lựa chọn được kích thước túi hơi phù hợp cho việc đo huyết áp ởtừng lứa tuổi và tùy từng vị trí đo. - Đo được huyết áp động mạch đúng quy trình kỹ thuật. I.ĐẠI CƯƠNG 1.Định nghĩa Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch. Áp lựcnày là kết quả tổng hợp của: - Sức co bóp của tim. - Lưu lượng máu. - Sức cản ngoại vi. Khi nào đến động mạch, gặp sức cản của các động mạch càng ngày càngnhỏ dần, nên máu không chảy tuột hết cả ngay đi được mà tác động lên thành độngmạch làm căng giãn thành động mạch. Đến thì tâm trương, không có sức đẩy của tim nữa, nhưng nhờ có tínhđàn hồi, thành động mạch thu lại gây áp lực đẩy máu đi. Vì vậy thì tâm trươngmáu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại. Sự di chuyển của máu trong lòng độngmạch theo hình làn sóng nên huyết áp động mạch có hai trị số. + Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa: Là áp lực của máu trong độngmạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp. + Huyết áp tâm trương: Là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim giãn ra(còn gọi là huyết áp tối thiểu). - Sự chênh lệch giữa huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tốithiểu (huyết áp tâm trương) được gọi là áp lực mạch hay huyếp áp chênh lệch. - Đơn vị đo huyết áp là milemet thủy ngân (mmHg). - Huyết áp tâm thu ghi ở vị trí tử số. - Huyết áp tâm trương ghi ở vị trí mẫu số. - Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên: 110-140 mmHg. - Giới hạn bình thường của huyết áp tâm trương ở người trung niên: 60-90 mmHg. Ví dụ: Huyết áp tâm thu = 120 mmHg. Huyết áp tâm trương = 70 mmHg. Kết quả huyết áp ghi là: 120/70 mmHg. Sự chênh lệch giữa hai trị số là 50. Huyết áp tâm thu Bình thường huyết áp tâm trương= + 10 hoặc 20 2 2.Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp + Tuổi: Ở trẻ em thường có số đo huyết áp thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn,người già huyết áp thường cao hơn người trẻ. Ở trẻ em huyết áp tâm thu được tính bằng công thức 80 + 2n (n= số tuổi) + Giới tính: Ở cùng độ tuổi, những nữ có huyết áp thấp hơn nam. + Vận động, luyện tập: Những lúc vận động luyện tập có thể làm tăng huyếtáp tức thời. + Xúc động: Lo lắng, sợ hãi, phấn chấn cũng có thể làm tăng huyết áp. + Thuốc: - Thuốc co mạch làm tăng huyết áp. - Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp. - Thuốc ngủ cũng làm hạ huyết áp. + Ngoài ra trong môi trường ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làmtăng huyết áp tạm thời. 3.Những thay đổi bệnh lý của huyết áp + Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp - Tăng huyết áp nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160 mmHg (21,3Kpa) hoặc huyết áp động mạch tối thiểu trên 95 mmHg (12,7 Kpa). - Tăng huyết áp giới hạn: Nếu huyết áp động mạch tối đa từ 140-160mmHg (18,7-21,3 Kpa) và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90-95 mmHg (12-12,7Kpa). - Tăng huyết áp thường gặp trong các bệnh về thận, tim mạch, nộitiết... + Hạ huyết áp: - áp lực máu động mạch thấp hơn bình thường (huyết áp tối đa dưới90 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg) gọi là huyết áp hạ. - Một số người luôn luôn có huyết áp thấp dưới 95/60 mmHg nhưngkhông có biểu hiện bệnh lý gì cả. - Khi huyết áp thấp kèm theo các dấu hiệu trụy mạch hoặc sốc thì đólà một tình trạng nguy kịch phải điều trị và xử lý kịp thời nếu không sẽ gây nguyhiểm cho tính mạng người bệnh. - Huyết áp hạ thường gặp trong một số bệnh, nhiễm khuẩn cấp tính,trạng thái mất nước, chảy máu... + Huyết áp kẹt: Khi số chênh lệch giữa trị số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu tụtxuống còn khoảng 20 mmHg thì gọi là huyết áp kẹt. Trường hợp này phải báo cáongay cho bác sĩ. II.ĐO HUYẾT ÁP 1.Nguyên lý - Nguyên lý đo huyết áp là làm mất những động tác đập của một độngmạch bằng cách bơm căng một băng tay bằng cao su rồi sau đó xả hơi dần dần,đồng thời ghi những phản ứng của động mạch trước sự giảm sức ép của một áp kế. - Huyết áp tối đa tương đương với lúc máu bắt đầu đi qua trong khi xảhơi dần ở băng. - Huyết áp tối thiểu tương ứng với lúc máu hoàn toàn tự do lưu thôngtrong động mạch kh ...