Danh mục

thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.48 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương án kéo trượt KCĐ xuống hệ poton. Việc hạ thủy KCĐ lên hệ Ponton chỉ được thực hiện trong những thời điểm nhất định, đảm bảo các yêu cầu về: Điều kiện thời tiết, thủy triều (biến động triều, biên độ triều) khí tượng hải văn… Thông thường công tác hạ thủy diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9. II.2.1.1 Ưu điểm: Hạ thủy KCĐ bằng phương pháp này thì không cần dùng đến cẩu nổi, chỉ cần hệ thống tời kéo bằng sức kéo của các cẩu DEMAG CC4000 & DEMAG CC2000. Thích hợp dùng cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 4 Chương 4: Các phương án thi công hạ thuỷ Phụ thuộc vào khả năng phương tiện vận chuyển và phương án vận chuyển của XN. II.2.1. Phương án kéo trượt KCĐ xuống hệ poton. Việc hạ thủy KCĐ lên hệ Ponton chỉ được thực hiện trong những thời điểm nhất định, đảm bảo các yêu cầu về: Điều kiện thời tiết, thủy triều (biến động triều, biên độ triều) khí tượng hải văn… Thông thường công tác hạ thủy diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9. II.2.1.1 Ưu điểm: Hạ thủy KCĐ bằng phương pháp này thì không cần dùng đến cẩu nổi, chỉ cần hệ thống tời kéo bằng sức kéo của các cẩu DEMAG CC4000 & DEMAG CC2000. Thích hợp dùng cho KCĐ lớn, kích thước lớn, trọng lượng lớn. II.2.1.2 Nhược điểm: Hạ thủy KCĐ bằng phương pháp kéo trượt có nhiều nhược điểm như phải thiết kế và chế tạo hệ thống cần gạt rất phức tạp, thiết kế và bố trí hệ thống hố thế, thiết kế hệ thống tời kéo rất phức tạp, sử dụng nhiều loại cáp lớn đắt tiền, thiết kế hệ thống máng trượt. Đặc biệt là quá trình đưa KCĐ lên hệ Ponton rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. II.2.2. Phương án dùng cẩu nâng hạ thủy khối chân đế xuống Sà Lan. Phương pháp này chỉ thực hiện với các KCĐ có khối lượng nhỏ dưới 1200 Tấn do khả năng cẩu của cẩu lớn nhất là 1200T. Để hạ thủy KCĐ bằng phương pháp này thường người ta chế tạo chân đế ở gần mép cảng. Đưa tàu cẩu vào sát mép cảng và tiến hành cẩu KCĐ. II.2.2.1 Ưu điểm: Phương pháp hạ thủy bằng cầu nổi này được thực hiện rất đơn giản và thuận lợi, đồng thời quá trình hạ thủy diễn ra trong thời gian ngắn, tiết kiệm đựơc thời gian và nhân lực đồng thời tận dụng được các thiết bị máy móc sẵn có của công ty Vietsovpetro như cẩu DEMAGCC4000, cẩu nổi Trường Sa, Hoàng Sa. Hệ thống bơm dằn nước vào Sà Lan cũng được kiểm soát một cách đơn giản hơn. II.2.2.2 Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chỉ là hạ thủy được những KCĐ có khối lượng nhỏ hơn 1200T, còn những KCĐ có khối lượng lớn hơn thì không thể thực hiện bằng phương pháp này vì cẩu nổi Hoàng Sa không đủ sức nâng, còn đối với những khối chân đế có khối lượng lớn hơn mà phải hạ thủy bằng phương pháp này thì phải đi thuê cẩu nổi của nước ngoài có sức nâng lớn hơn thì rất đắt tiền, tốn kém nên không hiệu quả về kinh tế. II.2.3. Phương pháp dùng xe trailer hạ thủy xuống sà lan. Đây là phương pháp khá phổ biến trên thế giới trong việc hạ thủy, nhưng mới được áp dụng ở Vietsopetro từ năm 2003. Việc chế tạo và hoàn thiện khối chân đế được thực hiện trên 2 dầm đỡ(Box-Beam) ở bãi lắp ráp. II.2.3.1 Ưu điểm: Với phương pháp này thì có thể áp dụng để thi công cho bất cứ KCĐ nào cũng được kể cả các KCĐ có khối lượng lớn như giàn MSP, CTP… Quá trình hạ thủy cũng hết sức đơn giản và diễn ra trong thời gian ngắn. II.2.3.2 Nhược điểm: Hạ thủy KCĐ bằng phương pháp này có sự hạn chế đó là việc kiểm soát sự cân bằng của sà lan khi xe Trailer di chuyển đưa KCĐ xuống sà lan, hệ thống bơm dằn nước phải được tính toán và thiết kế hết sức chính xác. II.2.4. Phương pháp hạ thủy đường trượt xuống sà lan. Đây là phương pháp khá phổ biến trên thế giới trong việc hạ thủy, ở VSP đã sử dụng phương pháp này để hạ thuỷ KCĐ. Việc chế tạo và hoàn thiện khối chân đế được thực hiện trên đường trượt để có thể máng trượt vào vị trí tiến hành hạ thuỷ. II.2.4.1 Ưu điểm: Với phương pháp này thì có thể áp dụng để thi công cho bất cứ KCĐ nào cũng được kể cả các KCĐ có khối lượng lớn như giàn MSP, CTP… Quá trình hạ thủy cũng hết sức đơn giản và diễn ra trong thời gian ngắn. II.2.4.2 Nhược điểm: Hạ thủy KCĐ bằng phương pháp này cần bố trí máng trượt hợp lý, bố trí hố thế, cần lực kéo ban đầu đủ lớn, puli đủ. Ma sát giữa máng trượt và đường trượt hợp lý. II.2.5. Phương án thi công hạ thuỷ được lựa chọn. Từ việc phân tích các ưu nhược điểm của phương pháp thi công hạ thủy thì ta nhận thấy rằng KCĐ có khối lượng khoảng 1200T nên nó thích hợp để thi công hạ thủy bằng phương pháp hạ thuỷ xuống xà lan bằng máng trượt, phương án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đem lại sự thuận tiện cũng như sự an toàn khi thi công hạ thủy khối chân đế.

Tài liệu được xem nhiều: