Danh mục

Thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ứng xử của công trình ngầm dưới tác dụng của động đất

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 867.95 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ảnh hưởng của động đất tới kết cấu công trình ngầm. Thí nghiệm thực hiện trên mô hình kết cấu có tỷ lệ thu nhỏ hình học 1/30, gồm 2 tầng 3 nhịp. Vật liệu làm mô hình là bê tông cường độ thấp (micro-concrete) và sợi kẽm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ứng xử của công trình ngầm dưới tác dụng của động đấtKẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNGTHÍ NGHIỆM BÀN RUNG NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦACÔNG TRÌNH NGẦM DƯỚI TÁC DỤNG CỦA ĐỘNG ĐẤTThS. LÊ VĂN TUÂNViện Thủy công – Viện Khoa học thủy lợi Việt NamGS. ZHENG YONG-LAITrường Đại học Đồng Tế, Trung QuốcTóm tắt: Bài báo trình bày thí nghiệm bànrung nghiên cứu ảnh hưởng của động đất tới kếtcấu công trình ngầm. Thí nghiệm thực hiện trênmô hình kết cấu có tỷ lệ thu nhỏ hình học 1/30,gồm 2 tầng 3 nhịp. Vật liệu làm mô hình là bêtông cường độ thấp (micro-concrete) và sợi kẽm.Gia tốc kích thích gồm 2 loại: Sóng El Centro vàsóng Shanghai. Các cảm biến được bố trí trongđất và trên bề mặt kết cấu để ghi lại các phảnứng gia tốc trong đất, gia tốc trên kết cấu và biếndạng tại bề mặt kết cấu. Dựa trên số liệu thuđược, tiến hành đánh giá ứng xử của kết cấucông trình ngầm dưới tác dụng của động đất. Kếtquả phân tích cho thấy, khi chịu kích thích độngđất, vị trí yếu và dễ bị phá hoại nhất trên kết cấulà tại đỉnh và chân cột. Ngoài ra, ứng xử của kếtcấu ngầm phụ thuộc vào gia tốc đỉnh và tần sốcủa sóng kích thích.Từ khoá: Thí nghiệm bàn rung, công trìnhngầm, động đất, El centro, Shanghai wave.1. Mở đầuCông trình ngầm ngày càng được xây dựngrộng rãi, đặc biệt là hệ thống giao thông ngầm tạicác đô thị lớn nhằm giải quyết bài toán giao thôngkhi dân số đô thị ngày một tăng. Vấn đề an toàncủa công trình ngầm dưới tác dụng của các loạisóng kích thích từ các vụ nổ, từ xe cơ giới, đặcbiệt là ảnh hưởng của sóng động đất, từ trước1995 chưa được quan tâm thoả đáng do quanniệm cho rằng, khi có động đất, công trình ngầmchuyển động cùng với đất nền xung quanh vànhư vậy, động đất xảy ra thì công trình ngầm antoàn hơn so với công trình trên mặt đất. Cho đếnkhi trận động đất Hyogoken - Nanbu diễn ra ởNhật vào ngày 17 tháng 01 năm 1995 tàn phámạnh mẽ hệ thống tàu điện ngầm, các kết cấucông trình ngầm, các loại đường ống…đã làmthay đổi quan niệm cho rằng công trình ngầm antoàn trước động đất [1, 2]. Các điều tra và nghiênTạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016cứu được thực hiện sau đó nhằm đánh giá, phântích cơ chế phá hoại, đưa ra phương pháp gia cố[3÷6] và phương pháp thiết kế kháng chấn chocông trình ngầm [7].Các phương pháp chủ yếu đánh giá ảnhhưởng của động đất đến kết cấu công trình baogồm: Phương pháp quan trắc nguyên trạng,phương pháp thí nghiệm mô hình và phươngpháp phân tích lý thuyết. Trong đó phương phápthí nghiệm mô hình được sử dụng ngày càngrộng rãi do có những ưu điểm như: Trực quanquan sát cách thức và vị trí xung yếu trên kết cấu;đánh giá đến tác động qua lại của hệ đất - kếtcấu dưới tác dụng của động đất [8]. Một sốnghiên cứu sử dụng bàn rung nghiên cứu ứng xửcủa kết cấu ngầm dưới tác dụng của động đất,tiêu biểu kể đến như tác giả Chen Guoxing vàcộng sự [9÷11] dựa trên mô hình tàu điện ngầmđặt trong nền đất bão hoà để nghiên cứu phảnứng của mô hình trạm tàu điện ngầm dưới tácdụng của kích thích động đất có kể đến tác độngqua lại giữa đất - kết cấu. Jiang Luzhen và cộngsự [12] sử dụng bàn rung và mô hình toán nghiêncứu ứng xử kết cấu ngầm làm bằng bê tông cốtthép có mặt cắt ngang dạng hộp, nhằm nghiêncứu nội lực xuất hiện trong kết cấu, đồng thời sosánh sự khác nhau giữa gia tốc đỉnh xuất hiện tạicác điểm trên kết cấu và gia tốc tại các điểm liềnkề trong đất.Các nghiên cứu trên cho thấy, phản ứng củakết cấu ngầm khi chịu tác dụng của động đất rấtphức tạp, đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn nữacả về lý thuyết lẫn thực nghiệm nhằm hiểu rõ hơnvề phản ứng của công trình ngầm khi động đấtxảy ra, đồng thời đưa ra các biện pháp khángchấn hiệu quả cho công trình ngầm. Nghiên cứunày áp dụng phương pháp thí nghiệm mô hình đểđánh giá ứng xử của kết cấu ngầm dưới ảnhhưởng của sóng kích thích động đất. Kết cấu15KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNGngầm cấu tạo gồm 2 tầng 3 nhịp, được làm từ bêtông cường độ thấp (micro-concrete) và sợi kẽmnhằm mô phỏng kết cấu ngầm trong thực tế. Tỷlệ hình học của mô hình và nguyên trạng là 1/30.Thí nghiệm thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọngđiểm quốc gia về động đất của trường đại họcĐồng Tế, Trung Quốc. Kết quả thí nghiệm làm tàiliệu tham khảo cho đánh giá kháng động đất cáccông trình tương tự, cũng như một lần nữanghiệm chứng lại các lý thuyết nghiên cứu vềkháng chấn công trình ngầm.2. Thiết bị thí nghiệm2.1.Bàn rungBàn rung sử dụng trong thí nghiệm có kíchthước 4mx4m, dùng điện và các pitong thuỷ lựcđể tạo ra kích thích theo cả 3 phương. Bàn rungcó thể chịu tải trọng tối đa là 25 tấn, tạo ra gia tốclớn nhất theo phương ngang và phương đứng là4g (g là gia tốc trọng trường), trong phạm vi dảitần số từ 0.1Hz đến 50Hz. Hệ thống thu tín hiệucó tối đa 128 cổng thu.2.2.Thùng chứa mô hìnhTrong thí nghiệm sử dụng bàn rung, việc lựachọn hình thức thùng chứa là rất quan trọng, ảnhhưởng đến kết quả thí nghiệm. Các loại thùngchứa có thể chia ra thành 3 loại chí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: