Giá trị giao dịch giảm
Thanh khoản sụt giảm, khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn chưa đầy 2.000 tỉ đồng/phiên trong suốt gần 1 tháng qua đã kéo chỉ số chứng khoán cả hai sàn liên tục rớt mạnh, khiến tâm lý nhà đầu tư bi quan.
Chỉ tính riêng trong tuần (23-27/8), Vn-Index đã mất 5,6% giá trị khi giảm 25,7 điểm so với cuối tuần trước đó. Trong tuần diễn ra 3 phiên giảm mạnh do áp lực bán giải chấp và hai phiên phục hồi nhẹ cuối tuần.
Trong vài tháng trở lại đây, giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường đang tạo cơ hội cho dòng tiền mới tham gia
Thị trường đang tạo cơ hội cho dòng tiền
mới tham gia
Giá trị giao dịch giảm
Thanh khoản sụt giảm, khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn chưa
đầy 2.000 tỉ đồng/phiên trong suốt gần 1 tháng qua đã kéo chỉ số chứng
khoán cả hai sàn liên tục rớt mạnh, khiến tâm lý nhà đầu tư bi quan.
Chỉ tính riêng trong tuần (23-27/8), Vn-Index đã mất 5,6% giá trị khi giảm
25,7 điểm so với cuối tuần trước đó. Trong tuần diễn ra 3 phiên giảm mạnh
do áp lực bán giải chấp và hai phiên phục hồi nhẹ cuối tuần.
Trong vài tháng trở lại đây, giá trị giao dịch trên sàn HOSE giảm dần: tháng
3 là 45.000 tỉ đồng; tháng 4 khoảng 40.000 tỉ đồng; các tháng 5, 6, 7 tương
ứng khoảng 38.000, 30.000, 25.000 tỉ đồng; đến tháng 8 (tính đến ngày
27/8) là chưa đầy 20.000 tỉ đồng. Trên sàn HNX, tính từ đầu tháng đến ngày
27/8, giá trị giao dịch chỉ đạt khoảng hơn 15.000 tỉ đồng, con số này rất thấp
so với các tháng trước đó.
Giao dịch của khối ngoại cũng rất khiêm tốn khi từ tháng 6 đến tháng 8, tổng
giá trị giao dịch của khối này tại HOSE chỉ khoảng từ 2.000 tỉ đến hơn 3.000
tỉ đồng, trong khi giá trị giao dịch những tháng trước đó ở mức từ 5.000 -
6.000 tỉ đồng/tháng.
Thị trường cần niềm tin
Chính sự ảm đạm của thị trường khiến các nhà đầu tư không mặn mà với
chứng khoán, thay vào đó là gửi tiết kiệm, mua vàng hoặc đầu tư vào những
lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường xuống thấp
đang tạo ra cơ hội cho dòng tiền mới tham gia. Chỉ khi niềm tin của nhà đầu
tư vào thị trường thì họ mới sẵn sàng rút tiền tiết kiệm, thế chấp nhà cửa,
vay tiền hoặc huy động để đầu tư vào chứng khoán.
Nhưng hiện nay, có khá nhiều yếu tố gây tác động tiêu cực đối với dòng tiền
như Thông tư 13, Nghị định 71 và hiện tượng tăng cung cổ phiếu diễn ra từ
nhiều tháng nay. Tuy nhiên, những yếu tố này đã phần nào phản ánh vào thị
trường và hệ lụy của nó là tạo ra đợt suy giảm mạnh hiện nay.
Do vậy, diễn biến tới đây phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tín dụng
trong những tháng cuối năm. Nếu thị trường hấp dẫn được dòng vốn mới thì
quá trình tạo bắt đáy, đảo chiều xu thế sẽ được tạo ra.
Thời điểm hiện nay, các CTCK vẫn tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư
trung dài hạn có thế tiếp tục mua vào một cách thận trọng. Còn đối với các
nhà đầu tư ngắn hạn, mặc dù đã giảm mạnh trong mấy phiên vừa qua và đem
lại cơ hội mua vào thì thị trường vẫn còn rủi ro giảm tiếp, do đó vẫn rất cần
thận trọng và không nên áp dụng chiến thuật bắt đáy.
Chúng ta chứng kiến nhiều vi phạm của các nhà đầu tư, nhiều vi phạm của
các công ty chứng khoán mà báo giới đã nêu, như hiện tượng bán khống cổ
phiếu, hiện tượng T+, hiện tượng thiếu tiền, thiếu cổ phiếu của các công ty
chứng khóan tại trung tâm lưu ký, hay công ty chứng khoán tự động bán
chứng khoán của khách hàng mà không được sự đồng ý… Ủy ban chứng
khoán vẫn thiếu người, thiếu công cụ để kiểm tra giám sát những vi phạm,
đồng thời ngay cả việc nắm thông tin về đòn bẩy mà khách hàng sử dụng,
nguồn vốn từ các luồng nào đầu tư vào chứng khoán cũng là một khó khăn
với Ủy ban chứng khoán, thiếu công cụ kiểm tra, giám sát nên cũng khó đưa
ra được giải pháp để khách phục.