Danh mục

Thị trường vốn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thị trường vốn tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.81 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đưa ra các quan điểm, hướng đi và giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn Việt Nam theo hướng hiện đại và hoàn thiện, với một cấu trúc hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất và có khả năng kết nối với các thị trường khu vực và quốc tế. Với phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu từ các thị trường vốn đã được nghiên cứu, cũng như tham khảo kinh nghiệm phù hợp với pháp luật và điều kiện, trình độ phát triển của các thị trường vốn quốc tế, đặc biệt là các thị trường vốn trong khu vực châu Á, bao gồm các nước Đông Á và Đông Nam Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường vốn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thị trường vốn tại Việt Nam THỊ TRƯỜNG VỐN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VỐN TẠI VIỆT NAM Huỳnh Thị Thanh Loan 1 1. Khoa kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: loanhtt@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Nghiên cứu này đưa ra các quan điểm, hướng đi và giải pháp nhằm phát triển thị trườngvốn Việt Nam theo hướng hiện đại và hoàn thiện, với một cấu trúc hoạt động tuân thủ các tiêuchuẩn quốc tế tốt nhất và có khả năng kết nối với các thị trường khu vực và quốc tế. Với phươngpháp phân tích và tổng hợp dữ liệu từ các thị trường vốn đã được nghiên cứu, cũng như thamkhảo kinh nghiệm phù hợp với pháp luật và điều kiện, trình độ phát triển của các thị trườngvốn quốc tế, đặc biệt là các thị trường vốn trong khu vực châu Á, bao gồm các nước Đông Ávà Đông Nam Á. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng để thúc đẩy phát triển thị trường vốnViệt Nam trong tương lai, việc triển khai các biện pháp nhằm giải quyết các khó khăn chodoanh nghiệp là rất quan trọng. Qua đó, cho thấy sự phát triển nhanh chóng và bền vững củadoanh nghiệp sẽ góp phần vào việc ổn định nền tài chính quốc gia. Từ khóa: bài học kinh nghiệm, thị trường vốn, Việt Nam.1. THỊ TRƯỜNG VỐN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay, có nhiều cách phân loại thị trường vốn, một trong số đó được dựa theo đặc điểmcủa công cụ tài chính như: đặc tính pháp lý (thị trường nợ và thị trường sở hữu); sự dày dạn (thịtrường sơ cấp và thị trường thứ cấp); kỳ hạn (thị trường tiền tệ và thị trường vốn) (Phạm Chungvà Trần Văn Hùng, 2012). Như vậy, thị trường vốn là nơi tập trung phát hành và giao dịch các loạichứng khoán trung và dài hạn, bao gồm cả công cụ nợ và vốn cổ phần, với kỳ hạn thanh toán kéodài hơn một năm. Đây là nơi gặp gỡ của các nhà đầu tư và các chủ thể phát hành chứng khoán. Thị trường trái phiếu Hàn Quốc, với tổng giá trị trái phiếu lưu hành đạt 1.313,81 tỷ USDvào cuối năm 2007, đứng thứ hai ở châu Á sau thị trường của Nhật, đã trải qua một quá trình pháttriển đáng chú ý. Nguyễn Đình Thọ (2008) nghiên cứu thì cho rằng thị trường này gặp nhiều hạnchế, nhưng các biện pháp cải cách sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã đưa nó lên mộttầm cao mới. Các biện pháp cải cách của Hàn Quốc không chỉ là một bài học quý giá cho cácquốc gia đang phát triển trong khu vực và cũng như các nước có điều kiện phát triển tương tự,mà còn thực hiện cải cách trong hệ thống thị trường của mình. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiệnmột cuộc cách mạng trong quan điểm về việc phát hành trái phiếu chính phủ sau cuộc khủnghoảng, bằng cách loại bỏ nguyên tắc kỷ luật ngân sách trước đây và tăng cường phát hành tráiphiếu để huy động vốn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và hỗ trợ cho việc khôi phục kinh tế.Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của trái phiếu chính phủ trong quá trình phát triểnthị trường trái phiếu nói chung, và đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Từ đó, trái phiếu chính phủđã trở thành một công cụ quan trọng để huy động vốn dài hạn cho chính phủ. Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về Thái Lan, một trongnhững quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng Đông Á (1997-1998), với tổng chi phí 277khắc phục lên đến khoảng 33% GDP vào năm 2006. Trong suốt 19 năm qua, Chính phủ Thái Lanđã đạt được một mức độ thành công đáng kể trong việc tái cơ cấu hệ thống tài chính của mình,giúp thị trường tài chính trở nên ổn định, an toàn, và có khả năng chống đỡ tương đối tốt trướccác biến động trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Các biện pháp chính sách chủ yếubao gồm: tái cơ cấu toàn diện hệ thống tài chính bằng cách can thiệp vào các ngân hàng yếu kém(số tổ chức tín dụng giảm từ 124 trước khủng hoảng 1997 xuống còn 45 vào giữa năm 2007), táicơ cấu vốn, cơ cấu lại các khoản nợ, cải thiện công tác quản lý và giám sát, cùng với việc giảmhệ số đòn bẩy, trong đó hệ số Nợ/vốn chủ sở hữu đã giảm từ 1,2 vào năm 1998 xuống còn 0,7vào năm 2007; nâng cao quản trị ngân hàng; phát triển mạnh thị trường chứng khoán, đặc biệt làthị trường trái phiếu công ty. Đồng thời, việc chuyển sang hình thức giám sát dựa trên rủi ro (theoBasel II, từ 2013 áp dụng Basel III), thực hiện giám sát hợp nhất, và áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế tiên tiến (nhất là IAS 39 – đo lường các giao dịch tài chính) cũng được thực hiện. Lục Văn Trường và Hà Thị Hương Lan (2014) đã đưa ra nhận định về thị trường vốnMalaysia, cho rằng nó đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo đà thúc đẩy cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2012, thị trường vốn Malaysia đạt 2.470 tỷ ringgit (RM),tăng 16,4% so với năm 2011. Năm 2013, giá trị thị trường vốn của nước này tiếp tục tăng lên2,7 nghìn tỷ RM, tăng 10,5% so với năm 2012, trong đó thị trường trái phiếu đạt 1 nghìn tỷRM, thị trường vốn H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: