Thích thú với chợ Âm Phủ Đà Lạt
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 148.32 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đêm đến, khi Đà Lạt chìm trong màn sương trắng xóa, nhìn từ xa khu chợ đêm là những đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng, gọi chợ Âm Phủ là vì vậy. Nói đến Đà Lạt, người ta hay nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm. Tên gọi này xuất hiện từ hồi đèn đường còn chưa có,những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầu thang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn hột vịt thắp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thích thú với chợ Âm Phủ Đà Lạt Thích thú với chợ Âm Phủ Đà LạtĐêm đến, khi Đà Lạt chìm trong màn sương trắng xóa, nhìn từ xa khu chợ đêm lànhững đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng, gọi chợÂm Phủ là vì vậy.Nói đến Đà Lạt, người ta hay nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm. Tên gọi nàyxuất hiện từ hồi đèn đường còn chưa có,những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầuthang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn hột vịt thắpbằng dầu lửa, ánh sáng chỉ vừa đủ cho khách thấy gánh hàng có những món ăn gì để lựachọn.Chợ họp 7-8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3-4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sanghèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, người lao công quét đường vừaxong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường, đến những cô cậu sinhviên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vịđêm Đà Lạt.Quả là thích thú được đến chợ Âm Phủ ăn đêm trong tiết trời lạnh buốt những ngày cuốiđông cho đến đầu tháng giêng, dễ được thấy hết cái hay cái đẹp của thành phố này. Chưaăn thì thấy lạnh đến run người, ăn xong cảm thấy thật ấm áp. Chợ Âm Phủ xưa nay khôngbán những món cao sang, cầu kỳ, chỉ là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mựclàm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháobình thường. Cái thú của chợ là ai cũng có thể thoải mái ra vào, tạt qua ăn một chút lótlòng, ngồi nhâm nhi vài ly rượu, hàn huyên với bạn bè, hay một mình thưởng thức đêmlạnh Đà Lạt.Bây giờ, chợ Âm Phủ đã được quy hoạch trong khuôn đất khá rộng, nằm dọc từ cửa chợĐà Lạt đến bùng binh hồ Xuân Hương. Các món ăn khuya ở chợ đêm Đà Lạt cũng phongphú và đa dạng hơn, với đủ các món ăn ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc,bánh canh, hủ tiếu Nam Vang… với giá 7.000-10.000 đồng/tô.Riêng bánh mì ở chợ đêm Đà Lạt đã nổi tiếng từ lâu với món xíu mại cay ngon, giá chỉ2.000 đồng một ổ. Hai người phụ nữ, một già, một trẻ, vừa nướng bánh, vừa bỏ xíu mạivà rau vào bánh mì, nhưng dù khách có mua cả chục ổ một lúc thì cũng chỉ đợi chừng 10phút là có ngay.Theo Doanh Nhân Sài Gòn, quanh khu Hòa Bình cũng có các quán ăn đêm đã đi vào tiềmthức của người Đà Lạt và du khách thập phương như miến gà Nga ở đường Nam KỳKhởi Nghĩa, phở Hiếu đường Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan ĐìnhPhùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng, chè dường DuyTân…Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể đi dạo thoải mái như ở Đà Lạt. Không xe cộ ồn ào khóibụi, khí trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn cỏ cây hoa lá và đồi núi. Chính vì thế mà thúăn đêm ở Đà Lạt càng trở nên hấp dẫn. Vừa đi dạo ngắm phố đêm, vừa gặm bắp nướngphết mỡ hành hoặc nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng…Khi đôi chân đã mỏi sau cuộc chinh phục hồ Xuân Hương, có thể dừng lại bên gánh ốcchợ Âm Phủ hay đầu đường Trương Công Định, kêu dăm ba trứng hột vịt lộn, vài đĩa ốcbươu, nghêu luộc ăn với chuối xanh, rau thơm chấm với nước mắm gừng, uống xị rượuđế nếp. Nếu vẫn thấy chưa chắc dạ, hãy làm thêm tô cháo gà. Nhiều người thích ăn phởbò ở Đà Lạt không chỉ vì hương vị phở hơi khang khác mà còn vì ở cách ăn: ai cũng“phi” thật nhanh để “đua” với cái lạnh, để mỡ bò không kịp đóng bờ trên vòm miệng.Nhưng thích nhất là được uống ly sữa nóng thơm lừng mùi đậu xanh, đậu nành hay đậuphộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa Bình hoặc ven bờ hồXuân Hương. Uống sữa đậu nành nóng khi trời lạnh đã trở thành một cái thú của nhữngngười dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều người vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu nành gần hồ XuânHương của ông già với chiếc áo len đỏ đã cũ. Cụ có một cái cassette cũng “cổ lai hy”,nhưng tiếng hát Khánh Ly vang lên từ cái máy ấy lại hay lạ lùng. Những hàng bán nướcluôn bày sẵn nhiều loại bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm,nhân dừa để khách ăn lót dạ.Trên đường Tăng Bạt Hổ ở trung tâm thành phố, bên cạnh hàng nước đậu của chị Hoacòn có các gánh bán hột vịt lộn, kế đó có cháo gà, phở Hiếu cũng mở cửa bán khá khuya.Ngày thứ bảy, chủ nhật, khu Hòa Bình được dành làm phố đi bộ, khách đi chơi về khuyathường tạt qua làm tô phở cho ấm người, hoặc sà xuống gánh hột vịt lộn. Chỗ nào bánthức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, mà dư vị sẽ còn đeo đẳng mãi ngườiđi… ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thích thú với chợ Âm Phủ Đà Lạt Thích thú với chợ Âm Phủ Đà LạtĐêm đến, khi Đà Lạt chìm trong màn sương trắng xóa, nhìn từ xa khu chợ đêm lànhững đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng, gọi chợÂm Phủ là vì vậy.Nói đến Đà Lạt, người ta hay nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm. Tên gọi nàyxuất hiện từ hồi đèn đường còn chưa có,những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầuthang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn hột vịt thắpbằng dầu lửa, ánh sáng chỉ vừa đủ cho khách thấy gánh hàng có những món ăn gì để lựachọn.Chợ họp 7-8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3-4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sanghèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, người lao công quét đường vừaxong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường, đến những cô cậu sinhviên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vịđêm Đà Lạt.Quả là thích thú được đến chợ Âm Phủ ăn đêm trong tiết trời lạnh buốt những ngày cuốiđông cho đến đầu tháng giêng, dễ được thấy hết cái hay cái đẹp của thành phố này. Chưaăn thì thấy lạnh đến run người, ăn xong cảm thấy thật ấm áp. Chợ Âm Phủ xưa nay khôngbán những món cao sang, cầu kỳ, chỉ là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mựclàm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháobình thường. Cái thú của chợ là ai cũng có thể thoải mái ra vào, tạt qua ăn một chút lótlòng, ngồi nhâm nhi vài ly rượu, hàn huyên với bạn bè, hay một mình thưởng thức đêmlạnh Đà Lạt.Bây giờ, chợ Âm Phủ đã được quy hoạch trong khuôn đất khá rộng, nằm dọc từ cửa chợĐà Lạt đến bùng binh hồ Xuân Hương. Các món ăn khuya ở chợ đêm Đà Lạt cũng phongphú và đa dạng hơn, với đủ các món ăn ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc,bánh canh, hủ tiếu Nam Vang… với giá 7.000-10.000 đồng/tô.Riêng bánh mì ở chợ đêm Đà Lạt đã nổi tiếng từ lâu với món xíu mại cay ngon, giá chỉ2.000 đồng một ổ. Hai người phụ nữ, một già, một trẻ, vừa nướng bánh, vừa bỏ xíu mạivà rau vào bánh mì, nhưng dù khách có mua cả chục ổ một lúc thì cũng chỉ đợi chừng 10phút là có ngay.Theo Doanh Nhân Sài Gòn, quanh khu Hòa Bình cũng có các quán ăn đêm đã đi vào tiềmthức của người Đà Lạt và du khách thập phương như miến gà Nga ở đường Nam KỳKhởi Nghĩa, phở Hiếu đường Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan ĐìnhPhùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng, chè dường DuyTân…Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể đi dạo thoải mái như ở Đà Lạt. Không xe cộ ồn ào khóibụi, khí trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn cỏ cây hoa lá và đồi núi. Chính vì thế mà thúăn đêm ở Đà Lạt càng trở nên hấp dẫn. Vừa đi dạo ngắm phố đêm, vừa gặm bắp nướngphết mỡ hành hoặc nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng…Khi đôi chân đã mỏi sau cuộc chinh phục hồ Xuân Hương, có thể dừng lại bên gánh ốcchợ Âm Phủ hay đầu đường Trương Công Định, kêu dăm ba trứng hột vịt lộn, vài đĩa ốcbươu, nghêu luộc ăn với chuối xanh, rau thơm chấm với nước mắm gừng, uống xị rượuđế nếp. Nếu vẫn thấy chưa chắc dạ, hãy làm thêm tô cháo gà. Nhiều người thích ăn phởbò ở Đà Lạt không chỉ vì hương vị phở hơi khang khác mà còn vì ở cách ăn: ai cũng“phi” thật nhanh để “đua” với cái lạnh, để mỡ bò không kịp đóng bờ trên vòm miệng.Nhưng thích nhất là được uống ly sữa nóng thơm lừng mùi đậu xanh, đậu nành hay đậuphộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa Bình hoặc ven bờ hồXuân Hương. Uống sữa đậu nành nóng khi trời lạnh đã trở thành một cái thú của nhữngngười dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều người vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu nành gần hồ XuânHương của ông già với chiếc áo len đỏ đã cũ. Cụ có một cái cassette cũng “cổ lai hy”,nhưng tiếng hát Khánh Ly vang lên từ cái máy ấy lại hay lạ lùng. Những hàng bán nướcluôn bày sẵn nhiều loại bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm,nhân dừa để khách ăn lót dạ.Trên đường Tăng Bạt Hổ ở trung tâm thành phố, bên cạnh hàng nước đậu của chị Hoacòn có các gánh bán hột vịt lộn, kế đó có cháo gà, phở Hiếu cũng mở cửa bán khá khuya.Ngày thứ bảy, chủ nhật, khu Hòa Bình được dành làm phố đi bộ, khách đi chơi về khuyathường tạt qua làm tô phở cho ấm người, hoặc sà xuống gánh hột vịt lộn. Chỗ nào bánthức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, mà dư vị sẽ còn đeo đẳng mãi ngườiđi… ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chợ Âm Phủ Đà Lạt địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 327 2 0 -
10 trang 91 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 84 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 57 0 0 -
15 trang 56 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 56 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 46 0 0 -
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 45 0 0 -
5 trang 43 0 0
-
146 trang 43 0 0