Danh mục

Thiền phái tào động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thiền phái tào động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo trình bày: Thiền phái Tào Động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo, nhằm làm rõ những giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo của Thiền phái Tào Động Việt Nam cũng như quần thể di tích Nhẫm Dương,... Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiền phái tào động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 12 - 2015 121 HỘI THẢO KHOA HỌC THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH NHẪM DƯƠNG: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO Ngày 14/12/2015, tại chùa Nhẫm Dương (Thánh Quang tự), xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, GHPGVN tỉnh Hải Dương, Sơn môn Tào Động kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn tổ chức Hội thảo Khoa học: Thiền phái Tào Động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương: Giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo, nhằm làm rõ những giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo của Thiền phái Tào Động Việt Nam cũng như quần thể di tích Nhẫm Dương. Tham dự hội thảo có đại diện của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam một số tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Huế, thành phố Hồ Chí Minh,…; Tăng ni, Phật tử Tổ đình Thánh Quang (Hải Dương), Tổ đình Hòe Nhai (Hà Nội), Tổ đình Thần Quang (Nam Định),…; Các cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; một số cơ quan ban ngành Trung ương, địa phương như Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Duy Tân, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương,… Ban Tổ Chức nhận được 44 bài tham luận, trong đó có 22 bài tiêu biểu được chọn phát biểu trong bốn phiên tập trung vào 2 chủ đề chính: Chủ đề thứ nhất: Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Thiền phái Tào Động ở Việt Nam và lịch sử hình thành chùa Nhẫm Dương. Ở chủ đề này, các học giả tập trung làm rõ một số nội dung tiêu biểu như: Thiền sư Thủy Nguyệt với việc hoằng dương tông Tào Động thế kỷ 17; lịch sử hình thành chùa Nhẫm Dương, đặc biệt là vai trò của Thiền sư Thủy Nguyệt trong việc khai sáng Tổ đình Thánh Quang và huyền thoại hang Thánh Hóa và chùa Thánh Quang cùng Tổ đình Hòe Nhai (Hồng Phúc) trong lịch sử và hiện tại của Phật giáo Việt Nam. 122 Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 12 - 2015 Chủ đề thứ hai: Những giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ chùa Nhẫm Dương trong quần thể di tích Nhẫm Dương hiện nay và công tác bảo tồn. Các tham luận ở chủ đề này tập trung làm rõ những giá trị chùa Nhẫm Dương như những giá trị về văn hóa, về khảo cổ, về du lịch,...; gợi mở những vấn đề về bảo tồn và phát huy những giá trị quần thể di tích Nhẫm Dương, đặc biệt là chùa Nhẫm Dương và các hang động ở đây, trong đó có động Thánh Hóa, hang Tối là hai di chỉ khảo cổ học quan trọng. Động Thánh Hóa, bước đầu phát hiện xương hóa thạch của 27 loài động vật như voi, tê giác, lợn rừng,… và răng Pongo (Đười ươi) cách ngày nay khoảng 5 vạn năm. Hang Tối là nơi phát hiện giáo đồng, rìu đồng, thạp đồng,… thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Những di chỉ khảo cổ học này cần được bảo vệ để nghiên cứu. Bên cạnh đó, các học giả cũng đề cập đến chùa Nhẫm Dương còn là một địa chỉ đỏ gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Xây dựng lễ hội chùa Nhẫm Dương mang đậm đặc trưng là một lễ hội Phật giáo cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm; đề xuất, kiến nghị các ban ngành chức năng của tỉnh Hải Dương khoanh vùng núi Nhẫm Dương, xây dựng hồ sơ trình Chính phủ công nhận quần thể di tích Nhẫm Dương là Di tích quốc gia đặc biệt nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,… Trong phần tổng kết hội thảo, thay mặt Chủ tịch đoàn, TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã nhấn mạnh tính nhất quán của hai chủ đề chính của hội thảo; xác định lịch sử truyền thừa của tông Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt hoằng truyền; đi sâu vào các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị Phật giáo, khẳng định chốn Tổ Nhẫm Dương và Hồng Phúc là hai nơi hành hương của đệ tử tông Tào Động và cũng là nơi Tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước tham quan, chiêm bái. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, hội thảo mới chỉ là bước đi đầu tiên, còn nhiều nội dung cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Đồng thời, TS. Nguyễn Quốc Tuấn cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, huyện Kinh Môn, xã Duy Tân cần phối hợp nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát huy quần thể di tích Nhẫm Dương./. PV. ...

Tài liệu được xem nhiều: