Danh mục

Thiết chế hội đồng trường gắn với tự chủ đại học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.26 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thiết chế hội đồng trường gắn với tự chủ đại học giới thiệu một số mô hình hội đồng trường trên thế giới, thực trạng và một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, giải pháp cần thiết để thiết chế hội đồng trường dần phát huy đúng vai trò trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết chế hội đồng trường gắn với tự chủ đại học THIẾT CHẾ HỘI ĐỒNG TRƯỜNG GẮN VỚI TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Lê Anh Tuấn Lê Minh Thắng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt: Tự chủ đại học là một xu thế khách quan của hệ thống các trường đạihọc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tự chủ luôn gắn liền với trách nhiệm giải trìnhvới chủ sở hữu, các bên có lợi ích liên quan và với toàn xã hội. Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Giáo dục đại học đã thiết lập hành lang pháp lý cho tự chủ đạihọc, trong đó thiết chế hội đồng trường được luật định là tổ chức quản trị, thực hiệnquyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, thực tiễnnhận thức về hội đồng trường, về hoạt động của hội đồng trường và sự phối hợp củathực thể này với các thực thể bên trong và bên ngoài trường còn nhiều điểm cần tiếptục thảo luận và hoàn thiện. Bài viết này giới thiệu một số mô hình hội đồng trườngtrên thế giới, thực trạng và một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, giải pháp cần thiết đểthiết chế hội đồng trường dần phát huy đúng vai trò trong bối cảnh hệ thống giáo dụcđại học Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển và hội nhập quốc tế. I. Tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình và thiết chế Hội đồng trường Chủ trương tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học đã được Chính phủ quyếtđịnh từ năm 2005 (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11), nhưng phải gần 15 nămsau chủ trương này mới được thể chế hóa, sau khi tiếp tục được Ban chấp hành Trungương Đảng quyết nghị trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Luật34/2018/QH14, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật GD đại học, và nghị định 99quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật 34 được ban hành. Lịch sử ra đời và phát triển của các trường đại học trên thế giới cho thấy, tronggiai đoạn ban đầu các trường đại học ở phương Tây có chức năng chủ yếu là sản sinh ratri thức, hầu như có rất ít quan hệ trực tiếp đối với hoạt động của Nhà nước và sự pháttriển kinh tế - xã hội. Khi đó tính độc lập và tự chủ của các trường đại học này là rấtcao. Khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên, chức năng của trường đạihọc thay đổi và phát triển, không chỉ là sản xuất tri thức mà dần trở thành một ngành -lĩnh vực sản xuất dịch vụ, đào tạo nhân lực, cung cấp công nghệ - kỹ thuật tiên tiến...cho mọi lĩnh vực và hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tức là đã liên quan vàtác động hai chiều trực tiếp đến hoạt động và phát triển của tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội. Đây chính là thực tiễn khách quan thúc đẩy cơ chế tự chủ đại học theohướng gia tăng hơn sự can thiệp của Nhà nước. Ngược lại mô hình nhà nước quản lýtuyệt đối đối với các đại học công lập như ở nước ta trước đây cần giảm dần sự canthiệp trực tiếp của Nhà nước. Cơ chế tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình chínhlà hướng tiếp cận sinh động và thực tiễn khách quan. Tự chủ đại học là nền tảng để một cơ sở giáo dục đại học, là một đơn vị pháp lý,có quyền tự chủ cao, gắn hữu cơ - thống nhất về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm,và trách nhiệm giải trình với Nhà nước và các bên có lợi ích liên quan trong việc thựchiện các nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính, tài sản, huy động và sửdụng các nguồn lực…, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và hiệu quả, đáp ứngyêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, đất nước và hội nhập quốc tế. 75 Tự chủ đại học ở Việt Nam có nhiều đặc thù khác với thế giới do trình độ pháttriển của nền kinh tế - xã hội còn tương đối thấp, thể chế và trình độ quản lý nhà nước,quản trị xã hội nói chung và quản lý giáo dục đại học nói riêng đang trong giai đoạn đổimới, ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng cảtrong nhận thức, cơ chế chính sách và thực tiễn hoạt động. Trình độ phát triển của nềngiáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang chỉ ở những bước đầu tiên trongtiến trình phát triển và hội nhập quốc tế. Yêu cầu của quá trình đổi mới - phát triển đấtnước và toàn cầu hóa - hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ về thể chế,trong đó có cơ chế tự chủ đại học. Tuy nhiên phải có mô hình và bước đi phù hợp vớiđiều kiện và trình độ phát triển của nước ta, với đặc thù của từng nhóm trường đại học.Hội đồng trường ở các trường tự chủ là một cơ quan quyền lực, đại diện cho chủ sở hữuvà các bên có lợi ích liên quan, thực hiện chức năng quản trị trường đại học và có tráchnhiệm giám sát quá trình triển khai thực hiện của nhà trường theo đúng quy định, đúngchiến lược. Từ khi Luật giáo dục 08/2012/QH13 đi vào thực tiễn và gần đây là Luật34/2018/QH14, Luật sửa đổi bổ sung m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: