Danh mục

THIẾT CHẾ QUẢN LÝ NÔNG THÔN Ở NAM KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA PHÁP

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.23 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nữa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền, có vị trí và thế lực ở khu vực Đông Nam Á, có thiết chế quản lý đất nước từ mục Nam quan đến mũi Cà Mau theo chế độ phong kiến trung ương tập quyền kiểu phương Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THIẾT CHẾ QUẢN LÝ NÔNG THÔN Ở NAM KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA PHÁPVNH3.TB8.329 THIẾT CHẾ QUẢN LÝ NÔNG THÔN Ở NAM KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA PHÁP PGS.TS. Võ Xuân Đàn Trường Đại Học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh Nữa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủquyền, có vị trí và thế lực ở khu vực Đông Nam Á, có thiết chế quản lý đất nước từ mụcNam quan đến mũi Cà Mau theo chế độ phong kiến trung ương tập quyền kiểu phươngĐông. Song cũng trong thời gian ấy và trước đó hàng thế kỷ, tư bản Pháp đã từng bước thựchiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu nước Pháp để chống lại nhàTây Sơn phục dựng lại nhà nước quân chủ chuyên chế trong những năm cuối thế kỷ XVIIIlà huyệt điểm cho việc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ ngày 31 tháng 8năm 1858 tại cửa biển Đà Nẵng và sau 26 năm với Hiệp ước Pa-tơ-nốt về mặt văn bản, tưbản thực dân Pháp đã xâm chiếm được Việt Nam và nước Việt Nam đã trở thành thuộc địacủa tư bản Pháp, đánh dấu sự sụp đổ và đầu hàng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. NướcViệt Nam bị chia cắt làm ba miền Bắc - Trung - Nam với ba chế độ cai trị khác nhau. Riêng ở Nam Kỳ lục tỉnh với Hiệp ước 1862 ba tỉnh Gia Định, Định Tường, BiênHòa và đảo Côn Lôn đã trở thành thuộc địa của Pháp sau đó 4 năm, năm 1867 chỉ trongvòng 3 ngày (ngày 20/6/1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long, ngày 22/6/1867, đánh chiếmAn Giang, ngày 24/6 thực dân Pháp đánh chiếm Hà Tiên. Ngay sau đó ngày 25/6/1867,đánh chiếm An Giang, ngày 24/6 thực dân Pháp đánh chiếm Hà Tiên. Ngay sau đó, ngày25/6/1867, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ ra tuyên bố: Toàn bộ 6 tỉnhNam Kỳ là lãnh địa của Pháp với 8 năm bằng lực lượng quân sự và những thủ đoạn xảoquyệt, thực dân Pháp đã đàn áp đẫm máu các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Phápở Nam Kỳ của nhân dân ta, thiết lập nền thống trị thực dân. Trước khi là thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, Nam Kỳ đã là một vùng có nềnnông nghiệp trù phú, là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của nước Việt Nam độc lập -thống nhất. Từ cuối thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn đã lập chính quyền ở Đồng Nai - Gia Định vànăm mươi năm sau đó, tức giữa thế kỷ XVIII Đồng Nai - Gia Định đã trở thành vựa lúa củacả xứ Đàng Trong. 1 Từ Đồng Nai - Gia Định (miền Đông), từ miền Bắc, miền Trung cư dân người Việtđã tìm đến miền Tây Nam Kỳ khai phá làm ăn đã nhanh chóng biến Nam Kỳ thành vùng tụhội giao lưu, hội nhập. “Hội nhập là nhu cầu bên trong của mọi lưu dân về sự tồn tại và pháttriển của mình. Không phải chỉ để đối phó với một thiên nhiên mới lạ mà cư dân phải cố kếtnhau lại, không đẩy những khác biệt về dân cư, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo thành nhân tốkhuyếch đại sự phân ly, trái lại, hội nhập để thành một cộng đồng xã hội: ổn định, bền vữngvà cộng đồng này chứng tỏ có đủ sức chinh phục vùng đất mới”1. Dưới thời cai quản của các chúa Nguyễn và sau này là triều Nguyễn đã từng bướcxây dựng thiết chế quản lý nông thôn cụ thể là quản lý các làng, xóm, lý, ấp mà nội hàm củanó là quản lý con người, quản lý ruộng đất và cộng đồng làng xã. Thời Gia Long đơn vị hành chính trước Đại Nam gồm 2 tổng trấn: Bắc Thành dướicó các tỉnh, trấn, huyện, xã thuộc. Đàng Trong lúc đầu có 5 trấn, sau hợp thành một tổngtrấn gọi là Gia Định Thành. Thời Minh Mạng bỏ đơn vị hành chánh Tổng Trấn (hai tổng)chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên trực thuộc Trung ương. Phía Bắc có 18 tỉnh,phía Nam có 12 tỉnh trong đó vùng đất Nam Kỳ có 6 tỉnh: Phiên An (Gia Định), ĐịnhTường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Dưới tỉnh là huyện, châu, tổng, xã được tổ chức chặt chẽ. Nông thôn ở Nam Kỳ trướckhi bị thực dân Pháp xâm lược nhà Nguyễn đã xây dựng được thiết chế quản lý có quy cũ,các chúa Nguyễn sau đó là các vua đầu triều Nguyễn đã can thiệp trực tiếp vào việc thànhlập làng, xã từ việc đo đạc ruộng đất, kiểm định nhân khẩu, phân định địa giới đến việc tổchức bộ máy ở các làng như một xã hội mang tính chất tự trị và tự quản. Cư dân trong làngđược chia thành hai hạng: dân bộ, dân lậu. Dân bộ: là những người dân đinh đóng thuế. Dân lậu: là những người không có tên trong sổ nộp thuế. Việc cai quản làng xã có một Hội đồng hương chức đại diện tập thể những hươngdịch của địa phương được lựa chọn từ những người có nhiều ruộng, có uy tín, có đức hạnh,cao niên. Số lượng thành viên của Hội đồng hương chức nhiều hay ít tùy theo cư dân từnglàng xã. Trong Hội đồng hương chức có 3 người do cấp trên bổ nhiệm với các chức danh:xã trưởng, hương thôn và hương hào. Đứng đầu các hương chức là Hương cả và HươngChủ, họ là người có uy tín, đạo đức, có học, người có công sáng lập của làng x ...

Tài liệu được xem nhiều: