Danh mục

Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc quản lý nguồn phóng xạ đã được nhiều quốc gia cũng như cơ quan Liên Hợp Quốc quan tâm phát triển trong những năm gần đây và đã có những hệ thống hoạt động hiệu quả như của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Bằng kinh nghiệm thực tế và khả năng về công nghệ, Viện Hóa học - Môi trường quân sự đã thực hiện thiết kế và chế thử thành công hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động. Bộ sản phẩm gồm phần mềm và phần cứng đã được trình diễn thành công theo yêu cầu của Cục ATBXHN, Bộ KHCN vào tháng 1 năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ DI ĐỘNG Ths. Đinh Tiến Hùng Viện Hóa học - Môi trường quân sự, BTL Hóa Học Số 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Email: dinhtienhungnbc@gmail.com Tóm tắt: Trên thế giới cũng như trong nước, từ nhiều năm qua, các thiết bị chứa nguồn phóng xạ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống và đã thực sự đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Bên cạnh các lợi ích đạt được, các thiết bị này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người, môi trường và an ninh xã hội nếu không được sử dụng và quản lý tốt do bản chất của nguồn phát phóng xạ cũng như mối lo ngại trong cộng đồng. Việc quản lý nguồn phóng xạ đã được nhiều quốc gia cũng như cơ quan Liên Hợp Quốc quan tâm phát triển trong những năm gần đây và đã có những hệ thống hoạt động hiệu quả như của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Bằng kinh nghiệm thực tế và khả năng về công nghệ, Viện Hóa học - Môi trường quân sự đã thực hiện thiết kế và chế thử thành công hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động. Bộ sản phẩm gồm phần mềm và phần cứng đã được trình diễn thành công theo yêu cầu của Cục ATBXHN, Bộ KHCN vào tháng 1 năm 2015. Từ khóa: Nguồn phóng xạ di động, GPS, Cell ID, cơ sở hạ tầng Abstract: For many years, high-level radiological sources have been intensively and extensively used in various commercial and civil applications in many countries around the world including Vietnam which has brought back many practical benefits for the society. Besides the clearly-seen advantages, improperly used and managed radioactive sources can pose significant health, environmental and security risks due to the nature of radiation and community concerns. In recent years, the management of seald sources has gathered a lot of interests and demands for technological development from many countries in the world including the U.N. There have been several effective systems deployed in practice such as RADLOT of South Korea and RadStraM of the U.S. With many years of experience in developing practical systems, Institute of Military Chemistry and Environment – Ministry of Defence has successfully designed and produced a system for monitoring and managing mobile sealed radioactive sources. The demo version of the system was tested and approved by Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety in January, 2015. Keywords: Mobile sealed radioactive sources, GPS, Cell ID, infrastructure I. MỞ ĐẦU Từ nhiều năm qua, các thiết bị nguồn bức xạ ion (nguồn phóng xạ) đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống như đo kiểm chất lượng sản phẩm, kiểm soát hàng xuất nhập khẩu, y tế, thăm dò khai thác khoáng sản, sản xuất và xây dựng dân dụng … Tuy vậy, việc sử dụng rộng rãi các nguồn bức xạ này bên cạnh những lợi ích thiết thực cũng bao gồm những rủi ro tiểm ẩn có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc sử dụng, bảo quản, quản lý thiết bị chứa nguồn phóng xạ không tốt sẽ gây ra các sự cố rò rỉ bức xạ ra môi trường xung quanh một cách khách quan hoặc chủ quan như bị lợi dụng cho các hoạt động tấn công khủng NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN bố, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và an ninh xã hội [4]. Cụ thể hơn, việc phát xạ ion bao gồm các hạt alpha, beta và gamma ở liều lượng đủ có thể phá hủy các tế bào cấu tạo nên cơ quan, bộ phận cơ thể người và động vật, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người và gây bệnh ung thư. Ở mức độ gián tiếp, các nguy cơ ô nhiễm phóng xạ còn có thể tạo ra những mối lo ngại trong cộng đồng dân cư và ảnh hưởng đến các cơ quan làm luật từ đó có thể gây cản trở cho sự phát triển công nghệ. Ngoài ra, chi phí cho việc xử lý môi trường, điều động các lực lượng chức năng tham gia vào quá trình di dời các cộng đồng dân cư và chi phí y tế liên quan cũng rất lớn mỗi khi có sự cố xảy ra. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang rất quan tâm đến vấn đề quản lý các nguồn phóng xạ thương mại và dân dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ nói trên đồng thời đảm bảo các lợi ích thiết thực mà công nghệ hạt nhân mang lại cho con người. Theo báo cáo của Ủy Ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (Nuclear Regulatory Commission - NRC) thì hàng năm trên thế giới có tới 300 nguồn phóng xạ có niêm phong bị mất có thể gây ra các nguy cơ về môi trường, sức khỏe con người và đặc biệt là có thể bị lợi dụng cho các hoạt động tấn công khủng bố [5]. Trước tình hình đó, Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường (EPA) và Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (DOE) đã xúc tiến tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm giám sát và quản lý các nguồn bức xạ một cách hữu hiệu thông qua việc phát triển hệ thống Giám Sát và Quản Lý Nguồn Bức Xạ (RadStraM) của nước này. Ngoài Hoa Kỳ, Cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) cũng rất quan tâm tới vấn đề này và đã hợp tác với nhiều quốc gia như Hàn Quốc để triển khai thử nghiệm các chương trình quản lý nguồn phóng xạ dùng trong công nghiệp và dân dụng. Thông cáo báo chí tại Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân năm 2012 tại Seoul, Hàn Quốc đã khẳng định hiệu quả của hệ thống này đồng thời hứa hẹn sẽ cung cấp thí điểm cho Việt Nam nhằm tăng cường an ninh hạt nhân cho nước ta cũng như tạo tiền đề để triển khai hệ thống này cho nhiều quốc gia khác [6]. Đến năm 2013, hệ thống RADLOT của Hàn Quốc đã được sử dụng trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc và quản lý hiệu quả tới hàng ngàn thiết bị [7]. Theo thống kê tại Việt Nam c ...

Tài liệu được xem nhiều: