Danh mục

Thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh lớp 5

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 705.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, trong đó có NL đọc là đường hướng cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ những giới thuyết về NL đọc, nguyên tắc phát triển NL đọc cho học sinh (HS) tiểu học và vai trò của hoạt động trải nghiệm, bài viết bước đầu trình bày các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và một số thiết kế mẫu đã được thử nghiệm trên đối tượng HS lớp 5.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh lớp 5KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 HOÀNG THANH THỦY* NGUYỄN THỊ LINH TRANG, NGUYỄN THỊ HOÀI Khoa Giáo dục Tiểu học, Trương Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: Hoangthanhthuy796@gmail.com Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, trong đó có NL đọc là đường hướng cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ những giới thuyết về NL đọc, nguyên tắc phát triển NL đọc cho học sinh (HS) tiểu học và vai trò của hoạt động trải nghiệm, bài viết bước đầu trình bày các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và một số thiết kế mẫu đã được thử nghiệm trên đối tượng HS lớp 5. Từ khóa: Năng lực đọc, phát triển, hoạt động trải nghiệm, thiết kế.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã xác định mục tiêu phát triển cácđặc thù của môn học, bao gồm NL ngôn ngữ và NL văn học. Trên cơ sở đó, NL ngôn ngữ đượcđịnh nghĩa là “khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) đểđọc, viết, nói và nghe” [1]. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, NL đọc được coi là NLngôn ngữ cơ bản, có tác động tích cực đến chất lượng viết, nói và nghe của HS. Cùng với giờhọc đọc chính khoá, các HĐTN đóng vai trò quan trọng trong phát triển NL đọc cho HS tiểuhọc, đặc biệt là HS các lớp 4 và 5.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC2.1. Một số vấn đề lí luận chung HĐTN là một hình thức dạy học thông qua trải nghiệm giúp HS khám phá kiến thức, rènluyện kĩ năng, áp dụng các vấn đề đã tiếp nhận vào thực tiễn. Trải nghiệm chú trọng học đi đôivới hành, tạo hứng khởi cho người học trong suốt quá trình vận động để tạo nên các giá trị bềnvững về tri thức, kĩ năng, thái độ. “HĐTN trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có độngcơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiệntrong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằmtrong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ýchí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụngkiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩnđã có” [1]. Trên thế giới, những năm gần đây, một số tác giả nước ngoài công bố các tài liệu về việctăng cường để trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm như “Adventure Learning for Primary school”(2012) và “Adventure Learning Professional Development for teacher” (2012). Ở Việt Nam,nhiều nhà khoa học cũng đã giới thiệu những bài viết, công trình nghiên cứu của mình vềHĐTN. Tiêu biểu có “Tổ chức HĐTN sáng tạo trong nhà trường phổ thông” của nhóm tác giảNguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh, “Thiết kế HĐTNsáng tạo cho HS tiểu học qua dự án học tập” (Phan Thị Thanh Nga, 2017), “Thiết kế HĐTN 123TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019sáng tạo cho HS lớp 5 thông qua dạy học chủ đề Thực vật và động vật” (Nguyễn Thị Huệ,2016), “Phương pháp dạy học Tập đọc” (Lê Phương Nga, 2002), “Phương pháp dạy học TiếngViệt ở tiểu học” (Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga, 2016),… Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay, để phát triển NL ngônngữ cho HS, các nhà khoa học, các nhà sư phạm đã lấy đọc, viết, nói và nghe làm trục xuyênsuốt toàn bộ chương trình Ngữ văn. Với 60 - 63% thời lượng dành cho đọc, đây được xem làNL vừa có tính chất tiền đề vừa đóng vai trò then chốt, tạo cơ sở cho việc phát triển các NLkhác. Yêu cầu cần đạt về NL đọc ở tiểu học được cấu trúc bởi hai thành tố: kĩ thuật đọc, đọchiểu. Các yêu cầu này cũng được thiết lập dựa trên đặc trưng thể loại văn bản (văn bản văn học,văn bản thông tin). Kĩ thuật đọc sẽ bao hàm các mục tiêu rèn đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễncảm; trong khi đó đọc hiểu gắn với 4 bình diện: đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ,so sánh, kết nối và đọc mở rộng. Phát triển NL đọc có thể được thực hiện trong các giờ họcTiếng Việt tiểu học chính khoá, đồng thời được khuyến khích thực hiện trong tổ chức hoạt độngngoại khoá, HĐTN nội môn.2.2. Định hướng thiết kế và vận dụng hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực đọccho HS lớp 5 Mặc dù HĐTN có tác động tích cực đến việc phát triển các NL tiếng Việ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: