Thông tin tài liệu:
Tuyến thoát nước trên đường Cách mạng tháng Mười: xây dựng đoạn
cống D1800 dài 500m, một đoạn mương nắp đan bxh =500x500 dài 340m.
+ Tuyến thoát nước trên đường Cách mạng tháng Tám: xây dựng mương
nắp đan gồm các loại: bxh= 500x800; bxh= 1600x1100.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa
1. Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa
1.1. Hiện trạng
Hệ thông thoát nước Sông Công tập trung vào 03 tuyến chính, là:
+ Tuyến thoát nước trên đường Cách mạng tháng Mười: xây dựng đoạn
cống D1800 dài 500m, một đoạn mương nắp đan bxh =500x500 dài 340m.
+ Tuyến thoát nước trên đường Cách mạng tháng Tám: xây dựng mương
nắp đan gồm các loại: bxh= 500x800; bxh= 1600x1100.
+ Tuyến thoát nước trên đường Thắng Lợi : bao gồm các loại cống
bxh=600x600, D600 và D1000;
- Nước mưa trên đường Cách mạng tháng Tám từ các mương thoát nối vào
các ngòi lạch rồi đổ về một nhánh của sông Công ở phía Nam.
- Cống nước mưa trên đường cách mạng tháng Mười đổ vào ngòi Vai ếch
để thoát ra sông Công.
- Cống nước mưa trên đường Thắng Lợi đổ vào ngòi Oảnh để thoát ra sông
Công.
- Ngoài ra nước mưa từ các xóm nhà ven gò đồi đổ xuống ruộng trũng và
theo các ngòi lạch nhỏ đổ ra sông Công.
1.2. Nguyên tắc vạch tuyến thoát nước mưa
Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển
nước mưa ra khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố
và các khu dân cư. Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải
dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa được tiến hành dựa theo địa
hình mặt đất. Trong khi vach tuyến phải làm sao hướng cống đặt theo
chiều dốc địa hình, cống có chiều dài ngắn nhất, nhwung phục vụ được
diện tích lớn nhất
+ Nước mưa được xả thẳng vào nguồn: sông, hồ ( tự chảy )
+ Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa
+ Tận dụng các ao hồ sẵn có để làm hồ điều hòa
+ Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và
qui trình sản xuất
+ Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát,
vào các ao tù nước đọng và các vùng dễ gây xói mòn.
1.3. Phương án thoát nước mưa
Do địa hình tự nhiên của thị xã sông Công có hai hướng dốc chính ngăn
cách bởi kênh tưới chạy theo hướng Bắc Nam từ hồ Núi Cốc về, phần
phía Tây dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam thoát nước ra sông Công,
phần phía Đông dốc theo hướng Đông Bắc –Tây Nam thoát nước theo
kênh ra sông Cầu.
Hệ thống thoát nước mưa khu dân cư thị xã được chia làm hai lưu vực
chính:
+ Lưu vực I: Giới hạn bởi khu công nghiệp phía Bắc, đường CM tháng
Tám phía Đông, là khu vực phát triển trước. Nước mưa ở khu vực này
thoát ra sông Công dọc theo các tuyến đường và kênh đất chạy gần khu
vực trung đoàn 209.
+ Lưu vực II: bao gồm phần còn lại của mặt bằng nội thị của thị xã.
Nước mưa trong khu vực này chảy về kênh rạch hiện có sau đó thoát ra
sông Cầu phía Đông thị xã.
1.4. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa
Xác định các đoạn cống tính toán và diện tích lưu vực chảy tr ực tiếp vào
-
các đoạn cống đó.
Xác định hệ số dòng chảy cho mỗi lưu vực.
-
Xác đinh chu kì tràn cống cho mỗi khu vực.
-
Xác định vị trí giếng thu nước mưa.
-
Xác định thời gian tính toán cho từng đoạn cống ( thời gian cực hạn ). Căn
-
cứ vào tch xác định được cường độ q và tính Q.
Tính toán thủy lực và xác định D, i, v.
-
1.5. Cường độ mưa tính toán
Cường độ mưa tính toán của thị xã được xác định theo công thức:
A
q= = 20n.q20.(1 + ClgP)/tn (l/s-ha).
tn
Trong đó:
Q20- cường độ mưa tính với thời gian 20 phút với P=1 năm;
n- số mũ ( phụ thuộc vào vùng địa lý;
C- hệ số có tính đến đặc tính riêng của từng vùng;
Các giá trị này lấy theo bản đồ phân bố lãnh thổ dựa trên cơ sở khí tượng thủy
văn.
1.6. Xác định thời gian mưa tính toán
Thời gian mưa tính toán hay còn gọi là thời gian cực hạn được xác đ ịnh
theo công thức:
tc.h= to + tr + tc
trong đó:
to- thời gian nước chảy từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước- còn
gọi là thời gian tập trung bề mặt, lấy từ 5- 10 phút;
t r- thời gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu nước mưa gần
lr
nhất: ; lr- chiều dài của rãnh (m)
tr= 1,25.
vr
vr- tốc độ nước chảy trong rãnh (m/phút)
1,25- h ệ s ố tính toán đ ến kh ả năng t ốc đ ộ
chảy trong quá trình mưa.
t c- thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính
lc
( lc- chiều dài đoạn cống tính toán; vc- tốc độ nước chảy trong
toán: tc= r.
vc
cống; r- hệ số, lấy phụ thuộc vào địa hình: địa hình bằng phẳng r=2, địa hình dốc
i> 0,03 thì r= 1,2 ).
1.7. Xác định hệ số dòng chảy
Hệ số dòng chảy được xác định bởi tỷ số giữa lượng nước chảy vào
cống qc và lượng mưa rơi xuống qb:
qc
Ѱ=
qb
Ѱ= Z.q0,2.t0,1
Trong đó:
Z- hệ số thực nghiệm, đặc trưng cho tính chất của mặt phủ;
q- cường độ mưa, l/s.ha;
t- thời gian mưa, phút.
Nếu diện tích bề mặt không thấm nước chiếm tỉ lệ >30% thì có thể xem
Ѱ là một đại lương không đổi ( không phụ thuộc vào q và t ). Các giá trị Z
và Ѱ phụ thuộc tính chất bề mặt phủ, xem bảng dưới đây:
Loại mặt phủ Ѱ
Z
-Mái nhà và mặt phủ bằng bê tông atphan - 0,95
-Mặt phủ bằng đá dăm ...