Thông tin tài liệu:
Nhu cầu thiết yếu với các doanh nghiệp hiện nay luôn cần có một hệ thống mạng hoạt động 24/24 giờ liên tục với hiệu năng tốt nhất nhưng phải đảm bảo độ an toàn cao nhất có thể. Với các mạng sử dụng giao thức IPv4 như trước đây đang có xu thế chuyển dịch hoặc chuyển hẳn sang sử dụng giao thức IPv6 vì nhiều lợi ích của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế mạng trên nền IPV6 an toàn nhờ phân tích, đánh giá đặc điểm của giao thức IPV6
Nguyễn Thị Dung và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
188(12/2): 85 - 91
THIẾT KẾ MẠNG TRÊN NỀN IPV6 AN TOÀN NHỜ PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO THỨC IPV6
Nguyễn Thị Dung, Lê Hoàng Hiệp*, Phạm Thị Liên, Trần Duy Minh
Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhu cầu thiết yếu với các doanh nghiệp hiện nay luôn cần có một hệ thống mạng hoạt động 24/24
giờ liên tục với hiệu năng tốt nhất nhưng phải đảm bảo độ an toàn cao nhất có thể. Với các
mạng sử dụng giao thức IPv4 như trước đây đang có xu thế chuyển dịch hoặc chuyển hẳn sang
sử dụng giao thức IPv6 vì nhiều lợi ích của nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó các mạng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay khi được thiết kế trên nền giao thức IPv6 cũng luôn có
những tiềm tàng hoặc rủi do bị kẻ xấu lợi dụng một số điểm yếu của IPv6 để thực hiện tấn công
hoặc những hành động, mục đích không có lợi cho hệ thống mạng doanh nghiệp hiện nay. Do
đó, khi bắt tay vào thiết kế một dự án mạng mới nhà thiết kế cần hiểu rõ và đánh giá đặc điểm
của giao thức IPv6 một cách nghiêm túc nhất.
Từ khóa: IPv6, IPv6 Security, IPv6 Attacks, IPv6 Threats, IPv6 Issues
GIỚI THIỆU*
Khi thiết kế một hệ thống mạng an toàn, nhà
thiết kế cần phải xem xét và phân tích thực
hiện một số yếu tố có ảnh hưởng liên đới sau
này khi sử dụng chẳng hạn như phân tích
cấu trúc sơ đồ mạng (topology) hoặc vị trí đặt
các host (máy chủ, Router, tường lửa,…) như
thế nào để đảm bảo hiệu năng nhưng người
quản trị vẫn có thể kiểm soát và hiểu rõ, thực
thi tốt nhất hệ thống mà mình đang quản lý.
- Phòng ngừa thiệt hại, rủi do cho các hệ
thống và ngăn chặn tấn công nội bộ.
- Đảm bảo tài nguyên nội bộ quan trọng
trong các doanh nghiệp như hồ sơ lưu trữ,
dữ liệu tài chính, cơ sở dữ liệu khách hàng,
bí mật kinh doanh,…
- Xây dựng một nền tảng (Framework) tốt
cho kỹ sư quản trị hệ thống để quản lý hệ
thống được an toàn.
- Cung cấp cho các hệ thống khả năng
lưu/ghi lại nhật ký cũng như xây dựng hệ
thống phát hiện xâm nhập.
Hình 1. Sơ đồ mạng an toàn cơ bản
Một số vấn đề, thách thức bảo mật thường
thấy trong khi thiết kế mạng doanh nghiệp
cỡ vừa và nhỏ (số lượng node mạng