Thông tin tài liệu:
Phần 2 Thiết kế chi tiết máy thuộc Tài liệu Cơ sở thiết kế máy và thiết kế máy trình bày về phương pháp chọn sơ đồ hệ dẫn động và thiết kế các chi tiết cũng như kết cấu các chi tiết và bộ phận của hệ dẫn động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tài liệu để có thêm Tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế máy chi tiết máy và cơ sở thiết kế máy: Phần 2
LÊ VĂN UYỂN
PHẦN THỨ HAI
THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
Hà nội tháng 9-2015
MỤC LỤC
PHẦN II THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
Chương 13 SƠ ĐỒ HỆ DẪN ĐỘNG MÁY VÀ TÍNH TOÁN ĐỘNG
LỰC HỌC
13.1 Khái niệm chung về máy công tác và sơ đồ bố trí hệ dẫn động máy....1
13.2 Chọn động cơ điện và phân phối tỷ số truyền trong sơ đồ dẫn động ...8
Chương 14 THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY VÀ BỘ PHẬN MÁY
14.1 Dữ liệu và các yêu cầu khi thiết kế các chi tiết máy............................23
14.2 Thứ tự tính toán thiết kế các chi tiết trong hệ dẫn động......................23
14.3 Tự động hóa thiết kế các chi tiết truyền động.....................................52
Chương 15 THIẾT KẾ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT VÀ BỘ PHẬN MÁY
15.1 Kết cấu các chi tiết truyền động..........................................................54
15.2 Kết cấu trục và các phương pháp cố định chi tiết trên trục.................70
15.3 Kết cấu bộ phận ổ, bôi trơn và che kín................................................79
15.4 Kết cấu các chi tiết khác......................................................................90
15.5 Bôi trơn các chi tiết trong hộp giảm tốc........................................... 102
15.6 Lắp ráp, kiểm tra và điều chỉnh ăn khớp............................................105
15.7 Bản vẽ lắp Hộp giảm tốc ...................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................131
Chƣơng 13
SƠ ĐỒ HỆ DẪN ĐỘNG MÁY và
TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC
13.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY CÔNG TÁC
VÀ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỆ DẪN ĐỘNG MÁY
Thực tế các máy công tác rất đa dạng về chủng loại và tính năng sử
dụng. Tải trọng và vận tốc có thể không đổi hay thay đổi trong quá trình vận
hành. Có thể đưa ra một số nhóm máy công tác sau đây làm ví dụ minh họa:
Nhóm I bao gồm các máy có công suất công tác không đổi hay thay đổi
không đáng kể còn vận tốc của cơ cấu chấp hành (CCCH) là không thay đổi
trong quá trình vận hành: Các loại băng tải; xích tải; lò quay…
Nhóm II bao gồm các máy có công suất làm việc với tải trọng thay đổi
nhưng vận tốc không thay đổi, bao gồm các cơ cấu trong máy nâng hạ như
cầu trục, cầu lăn, thang máy...
Nhóm III bao gồm các máy công tác có công suất và vận tốc công tác thay
đổi như các máy gia công kim loại (Các máy cắt gọt vạn năng: máy tiện,
máy phay; máy mài… hoặc các máy CNC), các loại ô tô; máy kéo…
Hình 13.1 là một sơ đồ hệ dẫn động (HDĐ) của máy vận chuyển liên tục,
ở đây dùng động cơ điện nối với HGT trục vít bằng khớp nối; Đầu ra HGT
được lắp đĩa xích dẫn còn đĩa bị dẫn lắp trên trục tang và trên trục tang được
lắp tang đường kính D(mm) và băng tải chuyển động với vận tốc v(m/s).
Nhìn chung HDĐ của một máy công tác bao gồm các bộ phận chính sau
đây:
- Nguồn động lực: Động cơ điện có tốc độ không đổi hay thay đổi;
Động cơ đốt trong hoặc turbin khí…
- TĐCS bao gồm các bộ truyền ngoài: bộ truyền đai; bộ truyền xích
hoặc truyền động bánh răng để hở hay truyền động bánh ma sát; một
HGT một hay nhiều cấp hoặc hộp số.
- Khớp nối dùng để nối giữa các đầu trục lại với nhau.
Ngoài ra có thể bố trí thêm một số bộ phận khác tùy yêu cầu sử dụng
như phanh, cơ cấu an toàn….
1
4 v
3
D T1
Tm
T1
2 T2
1 H
T3
t
tm t1 t2 t3
tck
5
F
B
v 1. §éng c¬ ®iÖn
D
2. Khíp nèi
3. HGT (HGT trôc vÝt)
4. Bé truyÒn ngoµi (XÝch)
5. Bang t¶i:
D ®-êng kÝnh tang
F lùc kÐo
v vËn tèc b¨ng t¶i
Hình 13.1 Sơ đồ dẫn động máy công tác (băng tải)
Tùy thuộc vào loại máy công tác mà hệ thống dẫn động máy (HDĐ) cần
có những yêu cầu khác nhau. Việc lựa chọn sơ đồ bố trí HDĐ là một trong
những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế máy. Tùy thuộc vào yêu
cầu của CCCH; không gian bố trí…mà người thiết kế đưa ra sơ đồ HDĐ
hợp lý. Việc thiết kế máy công tác chính là thiết kế HDĐ, bao gồm chọn
nguồn động lực (chọn động cơ) và thiết kế hoăc chọn (mua) truyền động
công suất (TĐCS) hoặc HGT.
Phần II cuốn tài liệu sẽ trình bày phương pháp tính toán thiết kế HDĐ
máy, bao gồm lựa chọn sơ đồ HDĐ; chọn động cơ điện; thiết kế các chi tiết
và bộ phận khác; tính toán thiết kế kết cấu các chi tiết trong HGT.
Do khuôn khổ có hạn nên ...