Danh mục

Thiết kế nghiên cứu trường hợp trong dạy học sinh học ở trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 998.17 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất quy trình thiết kế nghiên cứu trường hợp trong dạy học Sinh học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Vận dụng quy trình đó xây dựng các dạng nghiên cứu trường hợp trong dạy học Sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế nghiên cứu trường hợp trong dạy học sinh học ở trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH ĐẶNG THỊ DẠ THỦY *, PHÙNG THỊ BÍCH HÒA, TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO Khoa sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: dangdathuy@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Vì vậy, sử dụng nghiên cứu trường hợp (NCTH) trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông (THPT) là một trong những biện pháp phát triển các năng lực then chốt của học sinh (HS) như năng lực tự học, năng lực hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ). Bài viết đề xuất quy trình thiết kế NCTH trong dạy học Sinh học nhằm phát triển NL GQVĐ của HS. Vận dụng quy trình đó xây dựng các dạng NCTH trong dạy học Sinh học. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp, dạy học Sinh học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NCTH là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra [2]. Thông qua hoạt động nghiên cứu các trường hợp điển hình trong quá trình học tập HS không những phát triển được các năng lực của môn học mà còn hình thành và phát triển được các NL chung như NL GQVĐ, NL hợp tác và NL tự học. Chương trình Sinh học ở THPT nghiên cứu các cấp độ tổ chức của thế giới sống, từ tế bào đến cơ thể rồi quần thể, quần xã – hệ sinh thái và sinh quyển. Thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình là những khái niệm sinh học đại cương, quá trình sinh học, quy luật sinh học, học thuyết sinh học và một số nguyên tắc, phương pháp vận dụng các kiến thức sinh học vào thực tiễn lao động học tập và sản xuất [18-20]. Các tình huống thực tiễn trong học tập, lao động, trong chăn nuôi trồng trọt, trong giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe…; các nội dung tích hợp giáo dục trong môn sinh học như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục dân số, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, giáo dục an toàn lao động,… là nguồn tư liệu phong phú để xây dựng các trường hợp trong dạy học Sinh học. Việc nắm vững quy trình tổ chức NCTH trong dạy học Sinh học sẽ giúp giáo viên (GV) nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học ở THPT. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp NCTH và quy trình thiết kế NCTH nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS trong dạy học Sinh học ở THPT. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp chuyên gia. 65 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Năng lực giải quyết vấn đề NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [3-4]. Vì vậy, cấu trúc NL GQVĐ của HS ở THPT bao gồm 4 thành tố sau: - Năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề, bao gồm: phân tích tình huống, phát hiện vấn đề và diễn đạt vấn đề. - Năng lực đề xuất các giải pháp: thu thập thông tin, xử lý (kết nối, lựa chọn, sắp xếp,...) thông tin, đề xuất được giải pháp GQVĐ. - Năng lực lựa chọn giải pháp và triển khai giải pháp GQVĐ, bao gồm: lựa chọn giải pháp phù hợp, lập kế hoạch GQVĐ và thực hiện kế hoạch. - Năng lực đánh giá và vận dụng, bao gồm: giám sát được toàn bộ kế hoạch và làm chủ được kế hoạch, có sự điều chỉnh cho hợp lý và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp; vận dụng trong tình huống mới [3-5]. 3.2. Nghiên cứu trường hợp trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông 3.2.1. Nghiên cứu trường hợp 3.2.1.1. Khái niệm Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2015), NCTH là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là hoạt động nhóm [2]. 3.2.1.2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trường hợp trong dạy học Phương pháp NCTH trong dạy học có những đặc điểm sau: - Trường hợp điển hình được rút ra từ thực tiễn hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn nên một trường hợp thường mang tính phức hợp. - Mục đích ưu tiên hàng đầu c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: