Danh mục

Thiết Kế Sơ Bộ Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương, chương 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.35 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề lưới kéo Do đặc điểm địa hình thềm lục địa hẹp và dốc, sâu đột ngột nên ngư trường khai thác nghề lưới kéo chia thành: ngư trường gần bờ và ngư trường xa bờ. Mùa vụ khai thác nghề lưới kéo: Vụ chính: từ tháng (2 ÷ 5) và tháng (9 ÷11). Vụ phụ: các tháng còn lại trong năm. Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề lưới vây Thời vụ khai thác từ tháng 1 đến tháng 10. Các loại cá khai thác được là: cá nục, cá ồ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết Kế Sơ Bộ Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương, chương 3 chương 3: Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề cá ở Phú Yên  Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề lưới kéo Do đặc điểm địa hình thềm lục địa hẹp và dốc, sâu đột ngộtnên ngư trường khai thác nghề lưới kéo chia thành: ngư trường gầnbờ và ngư trường xa bờ. Mùa vụ khai thác nghề lưới kéo: Vụ chính: từ tháng (2 ÷ 5) và tháng (9 ÷11). Vụ phụ: các tháng còn lại trong năm.  Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề lưới vây Thời vụ khai thác từ tháng 1 đến tháng 10. Các loại cá khaithác được là: cá nục, cá ồ, cá ngân, cá trích v.v..  Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề lưới rê Ngư trường khai thác nghề lưới rê gồm: ngư trường phíaBắc từ Bình Định đến Đà Nẵng, ngư trường phía Nam từ KhánhHoà đến vịnh Thái Lan. Nghề lưới rê được khai thác quanh năm trừ các ngày cótrăng (từ ngày 12 ÷ 17 âm lịch hàng tháng).  Ngư trường và mùa vụ khai thác nghề câu Ngư trường khai thác nghề câu rộng lớn bao gồm tất cả cácngư trường trong cả nước. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ngưdân Phú Yên thường đánh bắt từ vĩ độ 6 ÷ 17 oN, kinh độ 111 ÷ 115o E. Qua thực tế điều tra và phản ánh của bà con ngư dân hoạtđộng nghề câu cho biết nghề câu cá ngừ đại dương khai thác từtháng 1 đến 9 hàng năm, thời điểm khai thác đạt sản lượng cao vàocác tháng 2, 3, 5, 6. Mùa vụ khai thác: có 2 mùa - Vụ cá Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. - Vụ cá Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Các loại cá khai thác được: ngừ vây vàng, ngừ mắt to, cánhám, cá cờ bườm,cá cờ kiếm, cá nục heo v.v..1.1 CÁC TÀU CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA TỈNH PHÚ YÊN, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ TÀU 1.3.1.Yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật đối với tàu đóng mới Tàu thuyền là một công trình kiến trúc nổi trên mặt nước. Nóhoạt động trong điều kiện chịu tác dụng của ngoại lực phức tạp. Dođó, cần phải đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật sau: - Tàu đóng mới phải đảm bảo được tính năng hàng hải nhưtính nổi, ổn định, lắc, chống chìm, điều khiển, tốc độ v.v.. - Độ bền thân tàu và độ tin cậy làm việc của máy móc thiết bịcao. - Kích thước, trọng lượng kết cấu cần cố gắng thật nhỏ gọn,nhưng vẫn đảm bảo đủ bền. - Yêu cầu về an toàn: Để tàu đóng mới đảm bảo được độ bềnvà an toàn cần trang bị các thiết bị sau: + Trang bị phương tiện cứu sinh. + Hút khô, chống chìm. + Phòng cháy và chữa cháy: Có thể trang bị bơm và bình chữa cháy. + Trang bị phương tiện thông tin. + Trang bị phương tiện tín hiệu. + Âm hiệu: Còi, chuông hoặc kẻng. - Hình dạng hợp lý. - Giá thành đóng mới không cao lắm, chất lượng tốt, chi phívận hành thấp, tính hiệu quả trong khai thác cao và chi phí bảodưỡng, sửa chữa thấp. 1.3.2.Đặc điểm các tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên 1.3.2.1. Đặc điểm đường hình tàu Hình dáng mũi tàu ảnh hưởng rất nhiều đến tính năng hànghải của tàu. Các tàu câu Phú Yên hình dáng giống các tàu khác, đềucó dạng thuỷ khí động học để giảm tác dụng của lực cản vào thântàu. Sống mũi thẳng, hơi nghiêng về phía trước một góc (hợp vớimặt phẳng ngang một góc 650 ÷ 700). Với sống mũi như vậy dễ chếtạo, tàu tạo dáng khoẻ, cắt sóng tốt đồng thời quay trở thuận tiện vàtránh va đập sóng, ngăn sóng trào lên mặt boong. Mặt cắt ngangphía mũi tàu có dạng chữ V, càng lên cao mặt boong càng được mởrộng, thuận tiện cho công tác khai thác, thực tế đã chứng minh vớiđặc điểm như vậy thì lực cản chống lắc khá tốt. - Đặc điểm hình dáng của đuôi tàu: Hầu hết tất cả các tàu gỗ của tỉnh Phú Yên hiện nay đều códạng đuôi vuông, mặt cắt ngang phần đuôi có hình chữ U. Kết cấuvòm đuôi tàu có ảnh hưởng rất nhiều đến tính ổn định của tàu. Đuôi tàu nghiêng một góc nhất định về phía sau, độ ngậpnước không quá sâu để tránh sức cản tăng lên nhất là hiện tượng vađập sóng khi tàu lùi, góp phần tăng diện tích sinh hoạt trên tàu. Tuynhiên do đuôi tàu quá béo nên làm giảm tốc độ của tàu, tính quaytrở của tàu kém và khi tàu lùi thì bị vỗ sóng mạnh. - Hình dáng mặt boong: Tất cả các tàu hiện nay đều có mặt boong dạng mu rùa để tạođiều kiện cho nước thoát nhanh khi sóng trào lên mặt boong. - Hình dáng phần chìm dưới nước: Phần chìm dưới nước của tàu tương đối đơn giản, nửa trướccủa thân tàu thuôn đều về mũi vừa đảm bảo tính cơ động , vừa cótác dụng làm giảm sức cản cho tàu. 1.3.2.2. Đặc điểm kết cấu tàu - Ky chính, đó là một cây gỗ thẳng, dài có khối lượng tươngđối lớn. Ky chính cùng với các xà dọc, xà ngang, tạo nên bộ khungxương của tàu. Các tấm ván vỏ được ghép với khung xương bằngcác bulông và đinh thép, vỏ tàu được làm kín nước bằng một hợpchất kết dính đặc biệt. Khi đóng tàu vỏ gỗ người ta phải dựng xongkhung xương rồi mới tiến hành ghép các ván vỏ vào bộ khun ...

Tài liệu được xem nhiều: