Danh mục

Thiết kế trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 715.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục phát triển ở những cấp học tiếp theo. Bài viết trình bày nguyên tắc, quy trình thiết kế TCTH và đưa ra một vài trò chơi nhằm kích thích khả năng này cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiGDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Lê Văn Huy Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế levanhuy@dhsphue.edu.vnTóm tắt: Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự pháttriển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục pháttriển ở những cấp học tiếp theo. Năng lực này có thể được hình thành, bồi dưỡng và phát triển thôngqua trò chơi tạo hình (TCTH) trong giáo dục mầm non. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận về pháttriển khả năng TTST cho trẻ mầm non, bài viết trình bày nguyên tắc, quy trình thiết kế TCTH và đưara một vài trò chơi nhằm kích thích khả năng này cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.Từ khóa: Trò chơi tạo hình, tưởng tượng sáng tạo, trẻ 5-6 tuổi.1. ĐẶT VẤN ĐỀTheo M. Wilson (1992), sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cầnthiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp các yếutố khác nhau (dẫn theo Đức Uy, 1999). Không thể phủ nhận, xuyên suốt trong chiều dài vănminh lịch sử nhân loại, sáng tạo là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy loài ngườikhông ngừng tiến lên. Sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống hàngngày và giáo dục không phải là ngoại lệ. Theo L.S. Vygosky (1985), hoạt động sáng tạo dựatrên năng lực phối hợp của bộ não chúng ta được khoa học Tâm lý gọi là tưởng tượng. TTSTlà quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc kinh nghiệm xãhội. Tưởng tượng là một hiện tượng tâm lý độc lập, đồng thời có thể xem nó là một “giaiđoạn”, một “thao tác” trong quá trình sáng tạo. Trong năng lực sáng tạo, TTST giữ vị trí trungtâm. TTST đã giúp cho cá nhân khi đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề luôn tìm ra đượcnhiều giải pháp khác nhau để giải quyết. TTST giúp cá nhân thoát ra khỏi thế giới thực tại đểvươn tới sự mới mẻ độc đáo, kỳ diệu tạo nên những chất liệu mới của sự vật hiện tượng, đónggóp cho nền văn minh nhân loại. Điều này cho thấy việc kích thích và phát triển khả năngTTST cho người học phải được chú trọng ngay từ bậc học mầm non - bậc học đầu tiên tronghệ thống giáo dục Quốc dân với mục tiêu “Giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1…” (Bộ Giáodục và Đào tạo, 2016). Sự hình thành và phát triển khả năng TTST nói riêng ở mẫu giáo là cơsở, nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động sau này của trẻ.Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển tính sáng tạo, đặc biệt làkhả năng TTST, trong đó 5-6 tuổi là giai đoạn mà khả năng TTST có nhiều điều kiện bộc lộrõ nét qua trò chơi. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp lên bậc tiểu học, giai đoạn mà trẻ cầnphát triển những năng lực thiết yếu, chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập và thể chất trong nhàtrường, và khả năng TTST là một năng lực không thể thiếu. Trong việc hình thành, bồi dưỡngvà phát triển khả năng tưởng tượng, trò chơi như một “quân cờ” then chốt. Trò chơi sớm đãđược khẳng định có khả năng kích thích động cơ học tập và tính sáng tạo của trẻ mầm non.LS. Vygosky (1985) đã viết “Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo Ở trẻ từ rất sớm,đặc biệt là trong trò chơi của chúng”. Ở một góc độ hẹp hơn, tranh vẽ - với tư cách là mộtthành tố của TCTH - giúp trẻ thỏa sức thể hiện tình cảm và khả năng TTST của bản thân. 74TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019Chính từ tranh vẽ, trẻ thể hiện được tính sáng tạo mang đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi riêngbiệt, độc đáo. Sự xuất hiện của các hình ảnh tưởng tượng phụ thuộc chặt chẽ vào: (1) Hoạtđộng của trẻ với thế giới đồ vật xung quanh; (2) Chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của xúc cảm,tình cảm cá nhân của trẻ và (3) Chưa có tính mục đích rõ ràng và còn nghèo nàn do sự thiếuhụt của vốn kinh nghiệm tri giác (L.S. Vygosky, 1985). Khả năng này không tự xuất hiện, tựphát triển mà được hình thành thông qua việc nhà giáo dục tổ chức và hướng dẫn. Do đó, việctổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo ở lứa tuổi này là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng củagiáo viên mầm non.Vui chơi là một hoạt động phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong mọi thời kỳ lịch sử khácnhau. Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống của trẻ mẫu giáo như N.K. Krupxkaia(1985) khẳng định: “Trò chơi đối với các em là học tập, trò chơi đối với các em là lao động,trò chơi đối với các em là phương tiện giáo dục quan trọng” (Dẫn theo N.N. Podiacop, 1987).Trò chơi và hoạt động tạo h ...

Tài liệu được xem nhiều: