Danh mục

Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.91 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về quan niệm, phân loại; vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11; Vận dụng làm rõ qua bài Đông Nam Á (tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội) và đề xuất cách sử dụng theo hướng dạy học tich cực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông   THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LÊ THỊ LÀNH - HBIK KTLA Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về quan niệm, phân loại; vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11; Vận dụng làm rõ qua bài Đông Nam Á (tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội) và đề xuất cách sử dụng theo hướng dạy học tich cực. Từ khóa: Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí lớp 11 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện đổi mới dạy học môn Địa lí, trong đó bài tập Địa lí được xem là một trong những công cụ quan trọng Hiện nay, có nhiều tài liệu về phương pháp dạy học địa lí song rất ít tài liệu trình bày quy trình thiết kế và cách thức sử dụng hệ thống bài tập Địa lí nên không ít giáo viên và sinh viên còn gặp khó khăn trong quá trình vận dụng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một số vấn đề cơ bản về quy trình, cách thức thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập Địa lí làm cơ sở cho giáo viên và sinh viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 11 nói riêng và dạy học môn Địa lí nói chung. 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. Quan niệm về bài tập Địa lí Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học [2, tr. 35]. Bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp đó không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm bài tập được đặt ra. [2, tr. 234] Xuất phát từ những định nghĩa trên chúng tôi quan niệm, bài tập Địa lí là một tập hợp thông tin bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học Địa lí. Thông qua việc thực hiện các bài tập sẽ giúp học sinh phát hiện, mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhờ đó phát triển tư duy địa lí và bồi dưỡng hứng thú học tập bộ môn. 2.2. Phân loại Trong quá trình nghiên cứu, theo chúng tôi hệ thống bài tập trong dạy học Địa lí 11 hiện nay, gồm: Dựa vào nội dung dạy học: Bài tập có nội dung khái quát nền kinh tế (KT) thế giới; bài tập về xác định và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội của một Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2013: tr. 69-78 70 LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA quốc gia; bài tập về tình hình phát triển KT chung và các ngành KT của một quốc gia; bài tập về sự phân bố dân cư, nông nghiệp, công nghiệp của một quốc gia. Dựa vào mục đích rèn luyện kĩ năng: Bài tập rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ; nhận xét bảng số liệu thống kê; vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ; thu thập và xử lí thông tin địa lí; viết báo cáo; lập và phân tích sơ đồ; nhận xét tranh ảnh. Dựa vào hình thức thể hiện: Bài tập dạng sơ đồ, bài tập dạng bảng kiến thức, bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ… Dựa vào tính chất của bài tập: Bài tập tái hiện và bài tập nhận thức. Dựa vào hình thức sử dụng: Bài tập thực hiện tại lớp, bài tập về nhà hoặc bài tập cá nhân và bài tập nhóm. 2.3. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của bài tập trong dạy học Địa lí 11, THPT 2.3.1. Bài tập Địa lí góp phần thực hiện tốt mục tiêu của môn học - Bài tập là phương tiện để phát triển tư duy, tính tích cực và sáng tạo cho học sinh Tư duy của con người chỉ thực sự phát triển khi đứng trước những yêu cầu, những tình huống phải giải quyết. Tính chất của bài tập, đặc biệt các bài tập nhận thức, được giáo viên thiết kế để sử dụng trong dạy bài mới đòi hỏi học sinh phải nỗ lực cá nhân hoặc hợp tác với bạn để giải quyết, qua đó phát triển tư duy và tính sáng tạo cho học sinh. - Bài tập Địa lí là phương tiện để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Theo lí thuyết tâm lí hoạt động, chỉ trong hoạt động kĩ năng mới hình thành và phát triển. Lí luận dạy học địa lí chỉ rõ có 3 cách thức để rèn luyện kĩ năng cho học sinh: thông qua việc làm mẫu, qua bài tập và qua bài thực hành. Theo quan điểm dạy học hiện nay, giáo viên không chỉ giao bài tập về nhà cho học sinh mà cần tích cực sử dụng bài tập ngay trong giờ học trên lớp. Việc làm này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ có tác dụng lớn đối với việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. - Bài tập Địa lí là phương tiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục qua môn học Do đặc điểm nội dung, môn Địa lí lớp 11 có rất nhiều cơ hội cho việc tích hợp các nội dung giáo dục dân số - môi trường, giáo dục phòng tránh thiên tai và biển đổi khí hậu… Qua việc thực hiện các bài tập liên quan đến các nội dung giáo dục nói trên, thể hiện quan điểm dạy học mới: giáo viên không thuyết trình một chiều mà tổ chức cho học sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành thái độ và hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: