Danh mục

Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học 'những miếng ghép kì diệu' trong dạy học Địa lí ở tiểu học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiết bị “Những miếng ghép kì diệu” ra đời nhằm góp phần cải thiện các đồ dùng dạy học tự làm phục vụ cho các tiết dạy về môn Địa lí. Đây là đồ dùng dạy học đặc biệt giúp học sinh tự khám phá kiến thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học “những miếng ghép kì diệu” trong dạy học Địa lí ở tiểu họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0039Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 154-158This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC “NHỮNG MIẾNG GHÉP KÌ DIỆU” TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC Vũ Thu Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thiết bị “Những miếng ghép kì diệu” ra đời nhằm góp phần cải thiện các đồ dùng dạy học tự làm phục vụ cho các tiết dạy về môn Địa lí. Đây là đồ dùng dạy học đặc biệt giúp học sinh tự khám phá kiến thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên. Nó đóng vai trò là nơi cung cấp những tri thức mà học sinh chưa biết như những quan niệm, lối sống và phong tục tập quán của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới; thiên nhiên, sinh vật trong phần Địa lí châu lục mà sách giáo khoa và giáo viên chưa thể chuyển tải hết cho học sinh. Từ khóa: Địa lí, các Châu lục, học sinh tiểu học, bản đồ, đồ dùng dạy học.1. Mở đầu Đồ dùng dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học [7]. Tuy nhiên,hiện nay, đồ dùng dạy học dùng trong nhà trường còn thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặcbiệt là đồ dùng dạy học khám phá là loại đồ dùng mà học sinh có thể tự mình sử dụng để khámphá tri thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên. Đồ dùng dạy học dạng này góp phần pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu tri thức mới. Kết quả dạy và học phần Địa lí ở cấp tiểu học còn kém hiệu quả còn bởi các thiết bị, đồdùng dạy học về phần này còn hạn chế và sơ sài. Bản đồ, lược đồ có vai trò quan trọng trong việcdạy học các môn Lịch sử - Địa lí. Tuy nhiên, thời lượng sử dụng bản đồ lược đồ vẫn chưa nhiều.Nguyên nhân là do hiện nay giáo viên vẫn lúng túng khi sử dụng hoặc chưa khai thác hết tínhnăng [12]. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hay sáng tạo tìm ra cái mới,giải quyết cái mới, những mối quan hệ mới là năng lực chứa đựng sự khám phá, phát minh đổimới, trí tưởng tượng [1]. Như vậy, tạo ra sự khám phá sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, tư duysáng tạo [11]. Những đồ dùng dạy học khám phá có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lựckhám phá của học sinh thông qua việc kích thích tính tò mò của trẻ. Việc tạo ra những đồ dùngdạy học khám phá như Những miếng ghép kì diệu sẽ giúp giải quyết những vấn đề thiếu hụt về đồdùng dạy học đồng thời năng lực khám phá của học sinh.Ngày nhận bài: 22/10/2015. Ngày nhận đăng: 16/2/2016.Liên hệ: Vũ Thu Hương, e-mail: vuthuhuong1973@gmail.com154 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học “Những miếng ghép kì diệu” trong dạy học Địa lí ở Tiểu học2. Nội dung nghiên cứu2.1. Điều tra khảo sát việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học Địa lí ở tiểu học Những mảnh ghép kì diệu là đồ dùng dạy học khám phá sử dụng bản đồ câm. Bản đồ câmgiáo khoa hay còn gọi là bản đồ trống được mã hóa theo yêu cầu dạy học của một bài địa lí cụ thể.Mỗi bài học địa lí yêu cầu mã hóa trên bản đồ câm khác nhau [2, 3]. Để biết được thực trạng dạy học Địa lí châu lục ở nhà trường tiểu học ra sao, chúng tôi tiếnhành khảo sát giáo viên khối lớp 5 tại các trường Tiểu học Bà Triệu, trường Tiểu học Vân Hồ vàtrường Tiểu học Chu Văn An về việc sử dụng bản đồ câm trong việc dạy học Địa lí. Qua 25 phiếu điều tra các giáo viên, có thể nhận thấy khó khăn chủ yếu của giáo viên hiệnnay khi dạy phần địa lí thế giới phần lớn là do còn hạn chế về kiến thức có tới 52% giáo viên. Vấnđề hạn chế về đồ dùng dạy học đặc biệt là bản đồ câm có tới 76% giáo viên gặp phải khó khăn này.Khó khăn xuất phát từ học sinh chỉ chiếm 3,8% và vấn đề thời gian chỉ gặp ở 2,56% giáo viên.Bên cạnh đó, 25/25 (100%) giáo viên cho biết đồ dùng và đồ dùng dạy học thiếu thốn và hạn. Kết quả 76% giáo viên nhận định học sinh đều thích thú khi được học môn Địa lí và 20%giáo viên nói rằng học sinh không thích thú học nhưng nguyên nhân là do thiếu thốn đồ dùng dạyhọc cho thấy đồ dùng dạy học có ý nghĩa khá quan trọng trong tiết dạy học Địa lí. Sau khi tiến hành điều tra và phân tích phiếu câu hỏi cho giáo viên, chúng tôi nhận thấy khidạy phần địa lí thế giới này giáo viên còn gặp nhiều khó khăn mà nhiều nhất từ bản thân giáo viênvà do thiếu thốn đồ dùng và đồ dùng dạy học. Trong khi, hầu hết học sinh lại rất hứng thú với mônhọc này nhưng lại không có những vốn hiểu biết về địa lí. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào đểcó thể giúp giáo viên dạy được tốt môn này và học sinh học được nhiều nhất mà không áp lực vàhứng thú.2.2. Sự cần thiết phải thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học Những mảnh ghép kì diệu Tình trạ ...

Tài liệu được xem nhiều: