Danh mục

Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.34 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi và trồng trọt đã được nhiều địa phương hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển các mô hình sản xuất như xây dựng các trang trại quy mô vừa và nhỏ, mô hình chăn nuôi kết hợp hộ gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Lịch, Võ Văn Thọ Khoa Cơ khí- Công Nghệ, Đại Hoc Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng, Huế ngqlich@yahoo.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi và trồng trọt đã được nhiều địa phương hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển các mô hình sản xuất như xây dựng các trang trại quy mô vừa và nhỏ, mô hình chăn nuôi kết hợp hộ gia đình. Nhiều nông hộ ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng song Hồng đã xây dựng nhiều mô hình kết hợp trong đó có mô hình Vịt-Cá Lúa đem lại nhiều lợi ích [1]. Phú Lộc là một trong những huyện nghèo của Thừa Thiên Huế, đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là độc canh quy mô nhỏ, phân tán và trình độ sản xuất còn thấp. Vì vậy xây dựng mô hình sản xuất theo hướng kết hợp có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tạo điều kiện cho bà con nông dân hợp tác liên kết để sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Dựa trên những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng sẵn có ở địa bàn chúng tôi thực hiện nghiên cứu thiết kế xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa ở vùng trũng xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng nên mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa phương góp phần tăng tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển và bền vững trên địa bàn nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trong vùng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính trong nghiên cứu gồm các hệ thống trang thiết bị, vật nuôi, cây trồng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phú Lộc, đồng thời tìm hiểu mối tương quan giữa các đối tượng chính trong mô hình (Vịt-Cá-Lúa). Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng của từng đối tượng trong mô hình chúng tôi quy hoạch và thiết kế một số đối tượng phục vụ trong mô hình để đạt được hiệu quả cao 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập va phân tích số liệu, phương pháp tính toán thiết kế và phương pháp mô hình hóa. Các hệ thống, trang thiết bị được mô phỏng hóa thành các sơ đồ nguyên lí và được kí hiệu từng hệ thống, trang thiết bị trên bản đồ từ đó mô phỏng và phát triển mô hình (simulation and development of models) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ sở khoa học thiết kế mô hình Thông thường sản xuất lúa bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 5 năm sau, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 ruộng bị ngập nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá và thả vịt trên diện tích ngập nước. Hơn nưa trong thời gian này nguồn thức ăn trong ruộng lúa rất dồi dào như: lúa thu hoạch rơi vãi, các loại thuỷ sinh sống trong ruộng lúa (thực vật lớn, thực vật thấp), tảo khúc, tảo thanh..., động vật nỗi (giáp xác, giun đốt, côn trùng, ấu trùng...), động vật sống quanh lúa và thuỷ sinh nhất là nguồn động vật đáy thường phát triển vào tháng 2 và tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10. Ứng dụng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa là phương pháp luân canh biết sử dụng đất đai một cách tốt nhất, tích luỹ thêm màu mỡ cho đất, cũng là biện pháp thâm canh tăng năng suất, tiêu diệt mầm sâu bệnh cho lúa đồng thời là biện pháp giải quyết thức ăn cho cá. CÁ Ăn sâu bọ và côn trùng có hại Thức ăn rơi LÚA VỊT vãi, phân vịt Làm sục bùn phân cá ĐỘNG VẬT ĐÁY, PHÙ DU THỰC VẬT Những hạt rơi rụng, hạt lép không đạt tiêu chuẩn Hình 1: Mối quan hệ giữa các đối tượng Vịt-Cá-Lúa trong mô hình Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương như tiềm năng đất đai, chủ trương chính sách của địa phương củng như chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Làm căn cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng mô hình. Đồng thời việc xây dựng và thiết kế phải đáp ứng được yêu cầu kỷ thuật của mô hình. 3.2. Quy trình kỹ thuật Quy trình kỹ thuật của mô hình kết hợp Vit-Cá Lúa được mô tả chính như sau: Sau khi cho nước vào ruộng lúa, tiến hành cấy lúa như bình thường với mật độ 50 khóm/m2, khi lúa được 15-20 ngày tuổi (khi lúa đã bén rễ) thì có thể thả cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi...không nên thả cá trắm để tránh cá ăn lúa. Đây cũng là giai đoạn thả vịt, vì vậy phải thả cá ở vùng có độ sâu mực nước 25-30(cm) và cá có kích thước từ 8-12(cm) nếu không thì vịt sẽ ăn cá giống. Trong giai đoạn này việc tìm kiếm thức ăn của vịt con giúp cho quá trình làm cỏ sục bùn cho lúa, cho đến khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì tiếp tục chăn thả vịt thịt hoặc vịt đẻ. Giai đoạn này kéo dài tới khi lúa đã có đòng, thời gian nuôi vịt với cấy lúa chấm dứt ở thời kỳ này, tức là chỉ sau 30 -35 ngày và cũng trong thời kỳ này thả cá là tốt nhất. Lúc này, cũng cần tuỳ thuộc vào giống lúa mà tăng mức nước lên từ 25 -30(cm) hoặc có thể cao hơn [2] Đến giai đoạn gặt lúa thả vịt vào để tận dụng hết lúa rơi vãi, sau khi thả vịt 5 -10 ngày thì cho nước vào trong ruộng với mức nước từ 0,8 -1 (cm) và thả thêm các loại cá khác như cá trắm, trê phi, trê lai, rô phi, chép, các loại cá địa phương... để tận dụng hết thức ăn phế thải từ vịt và các loại thức ăn khác có trong ruộng lúa. Quy trình kỹ thuật của mô ...

Tài liệu được xem nhiều: